Tin tức

Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không và cách phòng bệnh

Ngày 30/03/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý ung thư hay gặp nhất ở nữ giới. Căn bệnh này có mối liên hệ chặt chẽ với một số chủng virus HPV. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, khả năng người bệnh kéo dài thêm sự sống thêm 5 năm là rất cao.

1. Tổng quan về ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung nằm trong nhóm bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tế bào biểu mô lát và tế bào biểu mô tuyến ở cổ tử cung. Quá trình phát triển bất thường, tăng sinh không kiểm soát của tế bào này có thể làm xuất hiện ung thư tại cổ tử cung. 

Ung thư cổ tử cung rất hay gặp ở nữ giới

Ung thư cổ tử cung rất hay gặp ở nữ giới

Trường hợp không điều trị sớm, khối u sẽ tiếp tục lan rộng, xâm lấn đến nhiều hệ cơ quan. Trong đó, âm đạo, trực tràng, gan, phổi,... là một số hệ cơ quan dễ bị di căn nhất (theo nghiên cứu đăng tải trên MedicineNet). 

2. Nguyên nhân và triệu chứng đặc trưng 

2.1. Nguyên nhân

HPV được xem như tác nhân chính dẫn đến ung thư tử cung ở nữ giới. Theo đó, phần lớn bệnh nhân mắc căn bệnh này đều đã bị nhiễm virus HPV trước đó. 

Đa số bệnh nhân mắc ung thư tử cung đều dương tính với HPV

Đa số bệnh nhân mắc ung thư tử cung đều dương tính với HPV

HPV 16 và HPV 18 là hai chủng virus HPV có liên quan đến sự hình thành của ung thư tử cung ở nữ giới. Những chủng virus này dễ lây lan qua đường tình dục. 

Ngoài ra, tình trạng nhiễm Herpes, quan hệ tình dục quá sớm, không chung thủy, quan hệ không an toàn, nhiễm HIV, lạm dụng thuốc lá,... cũng là những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

2.2. Triệu chứng

Khi mới mắc bệnh, triệu chứng ở người bệnh thường không thực sự rõ ràng. Trong phần lớn các trường hợp, biểu hiện bệnh chỉ rõ ràng khi tế bào ác tính bắt đầu di căn đến các hệ cơ quan. Một vài triệu chứng thường gặp là:

  • Vùng chậu xuất hiện cảm giác đau rát mỗi khi giao hợp. 
  • Âm đạo chảy máu (sau giao hợp, giữa kỳ kinh, sau mãn kinh) không theo chu kỳ cụ thể. 
  • Dịch âm đạo có xu hướng tiết ra nhiều hơn, dịch màu xám và kèm theo mùi hôi. 
  • Khó đi tiểu hoặc đi tiểu nhiều. 
  • Nước tiểu lẫn máu (dấu hiệu cho thấy tế bào ác tính di căn đến bàng quang và trực tràng). 
  • Chu kỳ kinh thay đổi bất thường. 
  • Cơ thể mệt mỏi. 
  • Cân nặng giảm không rõ lý do. 

Người bệnh hay bị đau ở vùng chậu sau khi quan hệ

Người bệnh hay bị đau ở vùng chậu sau khi quan hệ 

3. Biện pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung thường được áp dụng 

3.1. Soi tử cung 

Biện pháp soi tử cung cho phép xác định dấu hiệu bất thường tại các vùng của cổ tử cung của bệnh nhân. 

Trước tiên, bác sĩ cần sử dụng mỏ vịt chuyên dụng để tiến hành mở âm đạo bộc lộ rõ cổ tử cung. Sau đó, dùng máy soi cổ tử cung để soi và quan sát vùng cổ tử cung sau khi bôi acid axetic và lugol. 

3.2. Các xét nghiệm cần thiết

Ngoài soi cổ tử cung, sàng lọc ung thư cổ tử cung còn được phát hiện thông qua các xét nghiệm. Chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm tế bào - PAP Test: Mẫu bệnh phẩm cần được lấy ngoài kỳ kinh (để kết quả đảm bảo chính xác). Sau quá trình phân tích, bác sĩ có thể xác định tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư. 
  • Xét nghiệm HPV: Cho phép xác định bệnh nhân dương tính với HPV hay không. Bởi phần lớn người mắc ung thư tử cung đều bị nhiễm HPV.

3.3. Phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Khi tiến hành sinh thiết, bác sĩ cần lấy mẫu mô chứa tế bào ở cổ tử cung và đem đi phân tích, xác định xem mẫu bệnh phẩm có chứa tế bào ác tính hay không. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư cổ tử cung. 

Mẫu bệnh phẩm phục vụ xét nghiệm HPV

Mẫu bệnh phẩm phục vụ xét nghiệm HPV

3.3. Chẩn đoán hình ảnh

Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh sẽ hỗ trợ bác sĩ xác định kích thước, vị trí, mức độ xâm lấn của khối u. Để rồi từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp theo tình trạng bệnh. 

  • Chụp CT và cộng hưởng từ MRI: Cho phép xác định tình trạng di căn, xâm lấn của khối u đến các hệ cơ quan trong cơ thể. 
  • Chụp X-quang: Nhằm kiểm tra xem tế bào ác tính đã di căn đến phổi hay chưa. 
  • Chụp PET-CT: Kỹ thuật chụp PET-CT giữ vai trò như biện pháp chẩn đoán bổ sung bên cạnh chụp CT. Phương pháp này cho phép bác sĩ xác định xem tế bào ung thư di căn hay chưa, hoặc kiểm tra mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh. 

4. Một số phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung 

4.1. Phẫu thuật 

Tùy theo mức độ tiến triển của bệnh lý và nhu cầu của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật duy trì hoặc loại bỏ khả năng sinh sản. 

  • Phẫu thuật duy trì khả năng sinh sản: Áp dụng khi bệnh nhân còn trẻ, vẫn có nhu cầu sinh sản, kích thước khối u còn nhỏ, bao gồm: đốt điện cổ tử cung, cắt LEEP cổ tử cung hoặc khoét chóp cổ tử cung. 
  • Phẫu thuật loại bỏ khả năng sinh sản: Áp dụng trong trường hợp kích thước khối u đã lớn, tế bào ác tính bắt đầu lan rộng sang các hệ cơ quan. Tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh phải cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn tử cung. Khi khối u đã xâm lấn rộng, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ cả cơ quan vùng chậu, bao gồm tất cả tử cung. 

4.2. Xạ trị 

Thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp cùng biện pháp hóa trị. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể được chỉ định xạ trị để loại bỏ tế bào ác tính còn sót lại. Xạ trị trong và xạ trị ngoài là hai phương pháp xạ trị phổ biến nhất hiện nay, áp dụng tùy vào tình trạng bệnh. 

4.3. Hóa trị 

Biện pháp hóa trị chủ yếu áp dụng khi tế bào ác tính bắt đầu có dấu hiệu lan rộng đến các hệ cơ quan, phẫu thuật kết hợp xạ trị không còn mang lại nhiều hiệu quả. 

Bệnh nhân trong thời gian hóa trị

Bệnh nhân trong thời gian hóa trị 

Hóa chất thường được truyền vào tĩnh mạch người bệnh. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân dễ gặp phải một vài tác dụng phụ như cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, nôn ói, rụng tóc,... 

Ngoài 3 phương pháp điều trị chính kể trên, bệnh nhân mắc ung thư tử cung còn có thể được chữa trị theo liệu pháp đích, liệu pháp miễn dịch tùy theo từng trường hợp. 

5. Biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung 

Cho đến nay, biện pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắc xin phòng HPV. Tại Việt Nam, Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ dưới 26 tuổi nên tiến hành tiêm phòng HPV để chủ động ngăn chặn ung cổ tử cung và bệnh lý liên quan đến đường tình dục khác. 

Ngoài ra, để quản lý tình trạng sức khỏe cũng như chủ động phát hiện sớm các bất thường (nếu có), bạn nên đi thăm khám định kỳ tại những cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC. Với kinh nghiệm gần 30 năm, MEDLATEC luôn là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC hiện sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP (Hoa Kỳ), hệ thống máy móc chẩn đoán hiện đại nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Thụy Sĩ,... Cùng với đó là đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ chuyên môn cao luôn sẵn sàng phục vụ người bệnh. 

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn một số phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư áp dụng phổ biến hiện nay. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách có thể gọi vào hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.