Tin tức

Ung thư tuyến giáp - Bệnh lý ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm

Ngày 30/03/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Ung thư tuyến giáp có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Điều nguy hiểm của căn bệnh này là triệu chứng không thực sự rõ ràng khiến người bệnh chủ quan, phát hiện khi tế bào ác tính đã di căn đến các cơ quan khác. Trong phần chia sẻ kiến thức y khoa ngày hôm nay, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp.

1. Ung thư tuyến giáp là bệnh gì? 

1.1. Khái quát 

Ung thư tuyến giáp khởi phát khi tế bào tại tuyến giáp phát triển bất thường, tăng sinh mất kiểm soát, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiết hormone, tác động tiêu cực đến hệ cơ quan khác. 

Bệnh ung thư tuyến giáp xuất hiện khi tế bào tại tuyến giáp phát triển mất kiểm soát

Bệnh ung thư tuyến giáp xuất hiện khi tế bào tại tuyến giáp phát triển mất kiểm soát

Ung thư tuyến giáp có thể phân chia thành các loại như: 

  • Ung thư tuyến giáp nhú. 
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy. 
  • Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. 
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa. 

Trong các dạng trên, ung thư tuyến giáp thể biệt hóa thường có tiên lượng điều trị khả quan hơn thể không biệt hóa và thể tủy. 

1.2. Triệu chứng thường gặp

Trong giai đoạn đầu, triệu chứng của ung thư tuyến giáp không thực sự rõ ràng khiến người bệnh khó phát hiện. Khi chuyển sang giai đoạn có triệu chứng cụ thể, người bệnh có thể nhận thấy khối u bắt đầu nhô lên tại vùng cổ (tuyến giáp) đi kèm với các biểu hiện như:

  • Khó nuốt. 
  • Khàn tiếng. 
  • Khó thở (dấu hiệu cho thấy khối u đã xuất hiện tại khí quản). 
  • Cân nặng giảm không rõ nguyên nhân. 
  • Cơ thể mệt mỏi,...

Thậm chí khi bệnh đã chuyển nặng, người bệnh sẽ sờ thấy hạch cổ, xương khớp đau nhức (di căn vào xương),... 

Người bệnh hay bị khàn tiếng không rõ lý do

Người bệnh hay bị khàn tiếng không rõ lý do

2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp

Có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, trong đó, phổ biến nhất phải kể đến: 

  • Chức năng của hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch suy giảm hay bị rối loạn chức năng tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, tấn công nhiều hệ cơ quan bao gồm cả tuyến giáp.
  • Tình trạng nhiễm phóng xạ: Phóng xạ từ ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng xấu đến các hệ cơ quan. 
  • Gen di truyền: Người sinh ra trong gia đình có thành viên từng bị ung thư tuyến giáp dễ mắc phải bệnh lý này hơn những người khác.
  • Tuổi tác: Người bị ung thư tuyến giáp tập trung nhiều ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi. 
  • Sự thay đổi của hormone: Ở phụ nữ, lượng hormone có xu hướng thay đổi trong thời kỳ mang bầu, làm tăng khả năng hình thành bướu và hạch tuyến giáp. Không những vậy, nhiều người phụ nữ sau sinh còn bị viêm tuyến giáp, khiến nội tiết tố thay đổi, tăng khả năng mắc tuyến giáp. 
  • Bệnh lý tuyến giáp: Người bị bướu giáp, Basedow, viêm tuyến giáp, bệnh lý liên quan đến hormone tuyến giáp,... có rủi ro mắc bệnh cao hơn. 

Di truyền là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Di truyền là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

3. Phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp

3.1. Chẩn đoán dựa theo dấu hiệu lâm sàng 

Trước khi chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng bằng cách kiểm tra vùng cổ đã xuất hiện hạch, u hay chưa. 

Ngoài ra, bệnh nhân cũng được thăm hỏi về các dấu hiệu bất thường, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình. 

Bác sĩ kiểm tra vùng cổ của bệnh nhân

Bác sĩ kiểm tra vùng cổ của bệnh nhân 

3.2. Chẩn đoán thông qua xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

Sau bước khám lâm sàng, bệnh nhân tiếp tục được bác sĩ chỉ định làm một vài xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết để khẳng định kết quả như:

  • Siêu âm tuyến giáp, hạch ở vùng cổ: nhằm phát hiện, xác định vị trí và kích thước khối u hoặc hạch cổ. 
  • Chụp CT, X-quang hoặc chụp MRI tại vùng cổ: Nhằm xác định mức độ xâm lấn của khối u, hạch tuyến giáp đến các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Ví dụ như khí quản và thực quản. 
  • Xét nghiệm sinh thiết: Nhân viên y tế sử dụng kim chuyên dụng (FNA) xuyên qua da vào vùng tuyến giáp để lấy một lượng tế bào trong khối u hoặc hạch. Sau đó, mẫu tế bào sẽ được quan sát dưới kính hiển vi, xác định xem tế bào ung thư có tồn tại trong mẫu bệnh phẩm này không. 

Siêu âm vùng cổ giúp phát hiện khối u (nếu có)

Siêu âm vùng cổ giúp phát hiện khối u (nếu có)

4. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến

4.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật chủ yếu được chỉ định cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể nhú kích thước trên 1cm, bắt đầu di căn lâm sàng. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, hoặc khu vực có khối u ác tính của người bệnh. 

4.2. Điều trị phóng xạ

Hiện nay, liệu pháp i-ốt phóng xạ (131I) sau khi phẫu thuật vẫn là một trong những phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp hiệu quả. Tác dụng chính của kỹ thuật điều trị này là loại bỏ đi phần tế bào ác tính còn sót lại sau quá trình phẫu thuật. 

Sau khi hấp thụ i-ốt phóng xạ, tế bào gây ung thư tuyến giáp sẽ dần bị tiêu diệt. Tuy nhiên, điều trị phóng xạ không được chỉ định cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. 

4.3. Xạ trị 

Đây là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp sử dụng đến tia bức xạ ion hóa mang năng lượng cao nhằm tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ác tính. 

4.4. Điều trị hóa chất 

Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cho người mắc ung thư tuyến giáp điều trị bằng hóa chất (thuốc tiêu diệt tế bào). Tuy vậy, so với các phương pháp khác, sử dụng hóa chất chưa thực sự phổ biến trong điều trị tuyến giáp. 

4.5. Điều trị bằng hormone 

Levothyroxine giữ vai trò như một loại hormon thay thế, được bổ sung cho người bệnh đã thực hiện phẫu thuật cắt tuyến giáp. Bên cạnh tác dụng điều trị, phương pháp này còn hỗ trợ ngăn chặn tái phát ung thư tuyến giáp thể nhú. 

Sau 6 đến 8 tuần điều trị, người bệnh nên đi tái khám. Nếu cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp, bệnh nhân cần dùng thuốc bổ sung hormone cả đời. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. 

4.6. Đốt sóng cao tần đối với tuyến giáp lành tính 

Phương pháp đốt sóng cao tần với tuyến giáp lành tính là việc sử dụng sóng siêu âm cao tần để tiêu diệt tế bào ung thư, qua đó giảm kích thước của khối u cũng như kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Phương pháp này được sử dụng cho các tuyến giáp nhỏ và lành tính. 

MEDLATEC áp dụng phương pháp đốt sóng cao tần hiện đại để điều trị u tuyến giáp lành tính

MEDLATEC áp dụng phương pháp đốt sóng cao tần hiện đại để điều trị tuyến giáp

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị áp dụng phương pháp đốt sóng cao tần để điều trị tuyến giáp. Là đơn vị sở hữu cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ bác sĩ giỏi, lựa chọn MEDLATEC sẽ giúp Quý khách hài lòng về chất lượng thăm khám và điều trị bệnh. 

Tỷ lệ sống thêm 5 năm ở bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm tương đối cao. Do vậy, mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.