Tin tức

Sự nguy hiểm của ung thư gan và những nguyên nhân gây bệnh

Ngày 24/03/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Ung thư gan được biết đến là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất chỉ xếp sau ung thư phổi. Bệnh lý này tiến triển một âm thầm khiến bệnh nhân khó có thể phát hiện. Đó cũng là lý do vì sao những thời điểm vàng để điều trị bệnh đạt hiệu quả nhất lại thường bị bỏ lỡ. Để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như các phương án chẩn đoán và điều trị, bạn có thể tham khảo ngay nội dung sau đây.

1. Tổng quan về ung thư gan

Ung thư gan là tình trạng trong gan xuất hiện tế bào ác tính. Những tế bào này sinh trưởng mất kiểm soát và tập hợp lại thành các khối u ác tính có thể lây lan sang những mô xung quanh. Đồng thời, chúng cũng có thể theo máu và hệ bạch huyết để di căn đến các cơ quan khác bên trong cơ thể. 

Ung thư gan có mức độ nguy hiểm cao

Ung thư gan có mức độ nguy hiểm cao

Bệnh được chia thành ung thư nguyên phát và thứ phát. Trong đó, ung thư nguyên phát phổ biến hơn với khoảng 80% trường hợp và thường gặp ở nam giới. Đặc biệt, những trường hợp trên 50 tuổi, bị xơ gan hoặc bị nhiễm virus viêm gan B hoặc C sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Ung thư thứ phát là tình trạng các tế bào ung thư bắt nguồn từ những cơ quan khác xâm lấn đến gan và hình thành nên những khối u ác tính tại cơ quan này. 

Có thể nói rằng, mức độ nguy hiểm của ung thư gan chỉ đứng sau ung thư phổi với những biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải như: 

  • Suy gan: Khi gan bị tổn thương quá nhiều sẽ khiến các chức năng gan yếu hơn và dẫn đến suy gan. 
  • Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. 
  • Suy thận: Khi gan hoạt động yếu kém thì thận buộc phải làm việc năng suất hơn để đào thải các độc tố cho cơ thể, lâu dần sẽ dẫn đến suy thận.
  • Di căn: Các tế bào ung thư dần xâm lấn sang nhiều cơ quan khác trên cơ thể. Lúc này, việc điều trị dường như không có hiệu quả. Các biện pháp chữa trị lúc này chỉ có thể kéo dài sự sống và giúp bệnh nhân cảm thấy đỡ khó chịu hơn. 

2. Nguyên nhân gây bệnh

Ung thư gan sẽ xuất hiện khi các tế bào gan có sự bất thường trong DNA. Sự đột biến của DNA sẽ khiến quá trình phân chia của tế bào bị biến đổi. Kéo theo đó là sự phát triển quá mức của các tế bào. Lâu dần, chúng sẽ hình thành khối u do các tế bào ung thư gây nên. 

Có một số trường hợp, ung thư gan bắt nguồn từ một loại bệnh lý như viêm gan mạn tính. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh xảy ra ở những người không có bệnh nền, không xác định được nguyên nhân. 

3. Triệu chứng bệnh

Đa số các trường hợp bị ung thư gan đều không có những triệu chứng cụ thể trong giai đoạn đầu (đối với ung thư nguyên phát). Những biểu hiện của bệnh lý sẽ rõ ràng hơn khi đến giai đoạn muộn, cụ thể: 

Một số triệu chứng điển hình của bệnh nhân bị ung thư gan

Một số triệu chứng điển hình của bệnh nhân bị ung thư gan

  • Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân.
  • Chán ăn.
  • Hạ sườn phải bị đau tức nặng hoặc cảm nhận được khối u ở khu vực này.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Mệt mỏi hơn và bị suy nhược.
  • Cảm giác chướng bụng.
  • Vàng da - mắt.
  • Nước tiểu đậm màu hơn, màu phân nhạt hơn.
  • Sốt cao,...

4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý

Quá trình chẩn đoán bệnh ung thư gan sẽ bắt đầu bằng việc thăm khám tổng quát và tiền sử bệnh lý. Người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu có sử dụng rượu bia lâu ngày, từng bị viêm gan B hoặc viêm gan C mạn tính. Một số loại xét nghiệm cùng quy trình chẩn đoán gồm có:

Các phương pháp xét nghiệm giúp kiểm tra mầm mống ung thư

Các phương pháp xét nghiệm giúp kiểm tra mầm mống ung thư

  • Xét nghiệm kiểm tra các chức năng gan, ví dụ: đo nồng độ protein, Albumin, đo men gan hoặc đo bilirubin ở trong máu. Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định được hiện trạng sức khỏe của lá gan. 
  • Các xét nghiệm dùng để chỉ điểm khối u gan ở trong máu như: AFP, AFP-L3, PIVKA-II ở trong máu. Kết quả kiểm tra cho chỉ số cao thì khả năng bị ung thư gan là khá cao. 
  • Siêu âm, chụp CT hoặc chụp MRI để hỗ trợ bác sĩ xác định tình trạng lá gan, khối u (kích thước, vị trí,...). 
  • Sinh thiết để xác định tế bào ung thư. 

5. Điều ung thư gan như thế nào?

Các biện pháp điều trị bệnh ung thư gan sẽ được chỉ định dựa theo: vị trí cũng như kích thước khối u ác tính, tình trạng gan, mức độ di căn,... Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp, ví dụ như: 

5.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định để loại bỏ khối u ở gan. Biện pháp này sẽ được chỉ định khi các tế bào ung thư chỉ nằm gọn ở trong lá gan. Sau phẫu thuật, những phần mô khỏe mạnh sẽ phát triển và thay thế phần đã bị loại bỏ. 

Khối u có kích thước nhỏ có thể được loại bỏ thông qua phẫu thuật

Khối u có kích thước nhỏ có thể được loại bỏ thông qua phẫu thuật

5.2. Ghép gan

Phần gan có khối u ác tính sẽ được ghép với phần gan khỏe mạnh của người hiến. Phương pháp này sẽ được chỉ định trong trường hợp tế bào ung thư chưa xâm lấn nhiều ra xung quanh. Sau khi ghép gan, bệnh nhân cần uống thuốc theo chỉ định để phòng chống sự đào thải. 

5.3. Tiêm ethanol

Sau khi bệnh nhân được gây tê, một phần ethanol (cồn tuyệt đối) sẽ được tiêm vào trong khối u gan (nhỏ hơn 3mm) dưới hướng dẫn của hình ảnh siêu âm nhằm tiêu diệt những tế bào ác tính. 

5.4. Đốt sóng cao tần

Một đường kim dẫn sóng cao tần sẽ được đưa vào bên trong khối u gan qua thành bụng. Phương pháp sẽ được chỉ định với những trường hợp có kích thước khối u dưới 3cm. 

5.5. Nút mạch hóa chất

Khối u thường được nuôi dưỡng thông qua động mạch gan. Phương pháp nút mạch hóa chất sẽ giúp bơm hóa chất vào khối u thông qua động mạch, sau đó nút tắc mạch máu. Những tế bào ác tính sẽ dần bị tiêu diệt vì nguồn máu nuôi dưỡng đã bị cắt bỏ và do tác động của hóa chất. 

5.6. Xạ trị trong chọn lọc

Phương pháp này sẽ tiêm trực tiếp những hạt vi cầu phóng xạ Y-90 vào các nhánh động mạch để nuôi khối u gan. Những hạt vi cầu phóng sẽ sẽ gây tắc những vi động mạch ở bên trong khối u và phát ra các tia bức xạ có thể tiêu diệt được các tế bào ung thư. 

5.7. Xạ trị ngoài và hóa trị

Phương pháp này sẽ sử dụng một chùm tia bức xạ cao để chiếu trực tiếp vào khối u và tiêu diệt những tế bào ung thư. Các trường hợp như: khối u có kích thước lớn, tế bào ung thư di căn rộng, khối u tái phát sau điều trị hoặc các biện pháp chữa trị khác không hiệu quả thì bệnh nhân sẽ được chỉ định:

Hóa trị là một biện pháp điều ung thư thường được áp dụng

Hóa trị là một biện pháp điều trị ung thư thường được áp dụng

  • Điều trị toàn thân với thuốc hóa chất thông qua đường truyền tĩnh mạch.
  • Thuốc điều trị đích đường uống hoặc thông qua đường truyền.
  • Thuốc miễn dịch truyền qua đường tĩnh mạch.

Biện pháp này có thể làm hạn chế quá trình phát triển của khối u cũng như khả năng di căn của chúng. 

Có thể nói rằng, ung thư gan không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân vẫn có thể sống và sinh hoạt khỏe mạnh như người bình thường. Tuy nhiên, bạn cần đi thăm khám tại địa chỉ uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để có kết quả chính xác, hỗ trợ điều trị tốt hơn. Bên cạnh việc thăm khám tại viện, MEDLATEC cũng cung cấp dịch vụ ung thư gan tại nhà tiện lợi và chất lượng để Quý khách lựa chọn. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể gọi điện đến số 1900 56 56 56 để được tư vấn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.