Tin tức

Người bị ung thư đại tràng cần lưu ý gì trong chế độ ăn?

Ngày 25/03/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Những tế bào ung thư hay khối u ung thư hình thành ở đại tràng được gọi là ung thư đại tràng. Bệnh nguy hiểm nhưng tỷ lệ có thể chữa khỏi cao nếu phát hiện sớm và áp dụng phác đồ điều trị hiệu quả. Trong đó, chế độ ăn là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát và phòng bệnh hiệu quả.

1. Một số thông tin về ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng rất thường gặp nhưng vẫn nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Dưới đây là những thông tin cơ bản về bệnh:

Đau bụng cũng có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng

Đau bụng cũng có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng

- Các triệu chứng: Rất nhiều người bị ung thư đại tràng nhưng không có nhiều biểu hiện khác lạ, hoặc những triệu chứng chỉ thoáng qua, rất khó nhận biết. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể gặp những biểu hiện như phân dẹt, phân có mùi bất thường, trong phân có máu hay chất nhầy, hay bị táo bón hoặc tiêu chảy, sụt cân bất thường, hay mệt mỏi, đau bụng dưới và dễ bị nôn,...

Uống nhiều bia rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng

Uống nhiều bia rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng

- Nguyên nhân: Chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư đại tràng. Tuy nhiên, những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành các tế bào ung thư ở đại tràng như yếu tố di truyền, ăn uống không khoa học, bệnh Crohn, polyp đại tràng, do tế bào ung thư từ cơ quan khác di căn sang, lười vận động, bị thừa cân, béo phì, thường xuyên hút thuốc lá, nghiện bia rượu,...

Nội soi đại tràng để chẩn đoán bệnh

Nội soi đại tràng giúp chẩn đoán bệnh

- Chẩn đoán ung thư đại tràng bằng những phương pháp như nội soi đại -trực tràng kết hợp với sinh thiết tìm tế bào ung thư, xét nghiệm máu ẩn trong phân. Các xét nghiệm khác như chụp X-quang bụng, chụp CT scanner, chụp MRI, chụp PET,… có giá trị đánh giá giai đoạn bệnh.

- Điều trị ung thư đại tràng: Những phương pháp thường được áp dụng trong điều trị ung thư đại tràng như phẫu thuật, xạ trị và hóa trị, miễn dịch, điều trị đích.

2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư đại tràng

Chế độ dinh dưỡng sẽ tác động rất lớn đối với sức khỏe của bệnh nhân ung thư đại trạng. Nếu áp dụng chế độ ăn phù hợp, sức khỏe của bệnh nhân sẽ tốt lên. Ngược lại, chế độ ăn uống không đúng cách có thể khiến cho tình trạng bệnh ngày càng xấu đi. 

Do đó, trong quá trình điều ung thư đại tràng, người bệnh cần lưu ý thực hiện theo đúng nguyên tắc sau:

Chia nhỏ các bữa ăn để dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn

                                                              Chia nhỏ các bữa ăn để dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn

- Chế độ ăn uống giúp người bệnh cải thiện những tác dụng phụ của các phương pháp điều trị và giúp vết thương nhanh lành hơn (đối với những trường hợp phải áp dụng phẫu thuật).

- Vận động: 15-30 phút /ngày (tùy theo thể trạng người bệnh, không nên quá sức).

- Cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh để sớm phục hồi sức khỏe bằng chế độ ăn đủ các chất đạm, béo, tinh bột, vitamin – khoáng chất.

- Nên chia nhỏ những bữa ăn trong ngày. Thay vì 3 bữa hãy ăn khoảng 6 đến 8 bữa mỗi ngày. 

- Uống đủ nước mỗi ngày, 40ml/kg/ngày.

3. Những thực phẩm nên ăn và không nên ăn 

Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết cho người bệnh ung thư đại tràng về những thực phẩm nên ăn và không nên ăn: 

- Những loại thực phẩm nên bổ sung: Như đã nêu trên, khi bị ung thư đại tràng, bệnh nhân nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cụ thể: 

+ Nên ăn các loại thực phẩm có chứa tinh bột như ngô, gạo, các loại củ,...

+ Nên bổ sung chất đạm thì thịt lợn, thịt gà, thịt bò, cá,... Trứng cũng là loại thực phẩm có chứa nhiều đạm và rất tốt cho sức khỏe. Bình thường, chúng ta không nên ăn quá nhiều thịt đỏ nhưng đối với người bệnh ung thư đại tràng và đang trong giai đoạn trị bệnh bằng phương pháp hóa trị thì có thể ăn tăng lượng thịt đỏ trong chế độ ăn để bổ sung hồng cầu. 

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng khuyên bạn nên ăn thịt đỏ kèm theo nhiều loại rau có màu sắc khác nhau để bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể. Khi chế biến thịt, bạn nên cho một số loại gia vị tự nhiên để tăng cường sức khỏe chẳng hạn như sả, gừng, hành và tỏi hay dầu ô liu. Nếu không trong giai đoạn hóa trị, bệnh nhân nên ưu tiên ăn thịt trắng.

+ Bổ sung các loại sữa dành riêng cho bệnh nhân ung thư. Những loại sữa này thường có lượng EPA và đạm cao, ít lactose. Bên cạnh đó, sữa chua cũng rất phù hợp với cơ thể người bệnh.

+ Bổ sung omega-3 trong chế độ ăn từ các thực phẩm như các loại hạt, cá hồi, dầu lạc, dầu mè,..

+ Nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin như vitamin A, E, C từ những loại thực phẩm như bí đỏ, ớt chuông, rau muống, rau mồng tơi, đậu bắp, cam và bưởi,...

- Các loại thực phẩm nên kiêng: Ngoài những thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cũng cần hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo trans, thực phẩm chứa nhiều acid béo no, những món ăn được chế biến từ nhiệt độ cao, thực phẩm chế biến sẵn,...

4. Lưu ý về dinh dưỡng với các phác đồ điều trị

Người bệnh ung thư đại tràng có thể được áp dụng các phác đồ điều trị khác nhau và cần lưu ý: 

- Trước khi phẫu thuật: Nên ăn những món ăn mềm, lỏng, ít chất xơ, dễ tiêu. Trong vòng 4 tiếng trước khi phẫu thuật, nên nhịn ăn và nhịn uống. 

Người bệnh vừa phẫu thuật nên ăn cháo

Người bệnh vừa phẫu thuật nên ăn cháo 

- Sau khi phẫu thuật: Sau khi tỉnh, người bệnh nên ăn cháo loãng hay nước ép hoa quả. Vài ngày sau đó, bệnh nhân có thể ăn những loại thực phẩm đặc hơn như cháo hay cơm nát,... Trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật, không nên ăn quá nhiều chất xơ. Nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt và vitamin C để giúp bệnh nhân nhanh lành vết thương và sớm khỏe trở lại. 

- Nếu điều trị bằng hóa chất: Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, đầy bụng, sốt cao, viêm loét, hạ hồng cầu,... Vì thế, người bệnh cần lưu ý: 

+ Không nên để bụng quá đói và không nên ăn quá no. 

+ Sau khi uống thuốc khoảng 30 phút mới nên ăn. 

+ Chế biến thực phẩm theo tiêu chí thanh đạm, hạn chế ăn những loại thực phẩm có nhiều gia vị, nhiều mùi vị. 

+ Nên ăn cháo, uống nước cam, nước gừng, nước chanh, nước bưởi, sữa chua,..

+ Nên ăn các thực phẩm có tính kháng khuẩn như tía tô, rau diếp cá, tỏi, sả, mật ong, húng quế,...

+ Nên ăn những thức ăn dạng lỏng và ăn khi nguội. 

+ Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều sắt như gan, thịt bò,...

Trên đây là một số thông tin về ung thư và một số lưu ý về dinh dưỡng dành cho người bệnh. Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám bệnh, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.