Tin tức

Viêm đại tràng giả mạc - Bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch suy giảm

Ngày 09/05/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Viêm đại tràng giả mạc có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện và điều trị sớm. Bên cạnh sử dụng kháng sinh, hệ miễn dịch suy giảm, bệnh lý này còn đến từ các nguyên nhân khác. Hy vọng phần chia sẻ sau đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng viêm đại tràng giả mạc.

1. Tìm hiểu về viêm đại tràng giả mạc

Viêm đại tràng giả mạc hiểu đơn giản là tình trạng đại tràng xuất hiện dấu hiệu viêm do sử dụng một số loại thuốc kháng sinh. Ngoài ra, khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm cũng có thể khiến đại tràng bị viêm giả mạc. 

Viêm đại tràng giả mạc thường xuất hiện ở người dùng kháng sinh, hệ miễn dịch kém

Viêm đại tràng giả mạc thường xuất hiện ở người dùng kháng sinh, hệ miễn dịch kém 

Tuy nhiên, kháng sinh vẫn là tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bệnh lý này. Theo đó khi sử dụng kháng sinh trị bệnh, vi khuẩn Clostridium Difficile có xu hướng sản sinh quá mức, khiến đại tràng bị viêm. 

Tuy nhiên, không phải ai sử dụng kháng sinh cũng bị viêm đại tràng giả mạc. Bệnh lý này chủ yếu chỉ tập trung ở những người dùng một số nhóm thuốc kháng sinh nhất định, người có hệ miễn dịch kém, người lớn tuổi. 

2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng giả mạc

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng giả mạc, phổ biến nhất là: 

  • Một số loại thuốc kháng sinh, kích thích làm tăng khả năng sản sinh vi khuẩn Clostridium Difficile.
  • Người lớn tuổi, nhất là những người trên 65 tuổi. 
  • Hệ miễn dịch suy yếu. 
  • Bệnh nền liên quan đến đại tràng như viêm ruột, ung thư đại tràng. 
  • Người từng thực hiện phẫu thuật đường ruột. 
  • Người đang hóa trị

Người trên 65 tuổi có nguy cơ bị viêm đại tràng giả mạc cao hơn người bình thường

Người trên 65 tuổi có nguy cơ bị viêm đại tràng giả mạc cao hơn người bình thường 

3. Triệu chứng thường gặp ở người bị viêm đại tràng giả mạc

Triệu chứng ở người bị viêm đại tràng giả mạc thường xuất hiện sau 1 - 2 ngày dùng thuốc kháng sinh. Một số trường hợp, dấu hiệu lại xuất sau vài tuần kể từ khi hoàn thành liệu trình dùng thuốc. Phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, triệu chứng bệnh sẽ có chút thay đổi. 


Phân chia mức độMức độ nhẹ 
Mức độ nặng 
Triệu chứng theo mức độ

- Tiêu chảy trên 2 ngày, phân gần như chỉ có nước, đi trên 3 lần / ngày. 

- Bụng xuất hiện cơn đau quặn. 

- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược. 

- Cơ thể có dấu hiệu mất nước. 

- Đi ngoài ra phân lỏng nhiều (hơn 10 lần / ngày). 

- Phân lẫn mủ hoặc máu. 

- Bụng đau quặn thắt.

- Nhịp tim nhanh. 

- Cơ thể lên cơn sốt, kèm triệu chứng buồn nôn

- Cân nặng sụt giảm. 

- Chán ăn. 

- Suy thận.

Bảng tổng hợp triệu chứng thường gặp ở người bệnh viêm đại tràng giả mạc 

Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám sớm. Nhất là khi đang dùng kháng sinh, bạn lại phải cần chú ý theo dõi, thông báo kịp thời triệu chứng với bác sĩ. 

4. Phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh lý

4.1. Chẩn đoán 

Ngoài dựa vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm chuyên sâu để có kết quả chính xác hơn:

  • Xét nghiệm phân: Tìm kiếm sự tồn tại của vi khuẩn Clostridium Difficile trong đại tràng. 
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra các chỉ số quan trọng, phát hiện dấu hiệu bất thường của tế bào bạch cầu. Từ đó, bác sĩ mới có thêm căn cứ xác định xem bệnh nhân đã bị viêm đại tràng giả mạc hay chưa. 
  • Nội soi đại trực tràng: Phương pháp này cho phép bác sĩ xác định các tổn thương tại vùng đại tràng. 
  • Một số chẩn đoán hình ảnh khác: như chụp X - quang, chụp CT cắt lớp giúp bác sĩ tìm kiếm một số biến chứng thường gặp như phình đại tràng, vỡ ruột. 

Nội soi đại tràng giúp chẩn đoán bệnh

Nội soi đại tràng giúp chẩn đoán bệnh

4.2. Điều trị

Phụ thuộc theo tình trạng bệnh cụ thể, khả năng đáp ứng điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh ngừng dùng thuốc kháng sinh hoặc chuyển sang thuốc khác, cấy ghép phân, phẫu thuật. 

  • Dừng sử dụng thuốc kháng sinh đang dùng: Viêm đại tràng giả mạc thường là do tác động của một số loại thuốc kháng sinh. Trường hợp đang dùng kháng sinh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tạm ngừng sử dụng thuốc để triệu chứng thuyên giảm. 
  • Chuyển sang dùng loại thuốc kháng sinh khác: Trường hợp đã ngừng sử dụng thuốc kháng sinh cũ nhưng triệu chứng vẫn không thuyên giảm, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chuyển sang dùng loại kháng sinh khác có tác dụng chống lại sự sản sinh của vi khuẩn Clostridium Difficile. 
  • Cấy ghép phân - FMT: Nếu tình trạng viêm đại tràng giả mạc đã chuyển nặng, biện pháp ngừng sử dụng sử dụng thuốc hoặc chuyển sang loại thuốc khác không còn tác dụng, cấy ghép phân FMT sẽ được bác sĩ chỉ định. Tác dụng chính của phương pháp này là tái tạo sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột (đại tràng). Kết hợp với đó, người bệnh cần dùng thêm cả kháng sinh theo chỉ định. 
  • Phẫu thuật: Chủ yếu được chỉ định trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu bị suy nội tạng, vỡ đại tràng. 

Người bệnh có thể được chỉ định đổi loại thuốc đang dùng

Người bệnh có thể được chỉ định đổi loại thuốc đang dùng

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thông báo kịp thời triệu chứng bất thường. 

5. Cách phòng tránh viêm đại tràng giả mạc 

Viêm đại tràng giả mạc có thể phần nào được phòng tránh nếu bạn duy trì thói quen uống nhiều nước, ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh thực phẩm gây dị ứng, cụ thể:

  • Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, hỗ trợ hoạt động của đường tiêu hóa. Tuy vậy, bạn nên tránh một vài thức uống ảnh hưởng đến sức khỏe như rượu, bia, đồ uống sữa caffeine (cafe, cola). 
  • Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hóa như chuối táo. Đồng thời, bạn cần tránh tiêu thụ thực phẩm chứa lượng chất xơ cao như một số loại đậu. 
  • Ăn nhiều bữa trong ngày, chia nhỏ khẩu phần ăn để hạn chế áp lực lên đường ruột. 
  • Tránh thực phẩm gây dị ứng như thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất bảo quản, gia vị dễ tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa. 

Bổ sung đủ nước hàng ngày là điều cần thiết

Bổ sung đủ nước hàng ngày là điều cần thiết

Trong quá trình dùng thuốc kháng sinh, bạn cần tuyệt đối tuân thủ liều lượng của bác sĩ, tái khám đúng lịch hẹn hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường. 

Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng bệnh lý thường gặp ở người dùng thuốc kháng sinh, có hệ miễn dịch kém. Ngừng dùng kháng sinh hoặc chuyển sang loại thuốc khác, cấy ghép phân FMT, phẫu thuật là những biện pháp điều trị phổ biến nhất cho người bị viêm đại tràng giả mạc. Nếu như phát hiện dấu hiệu bất thường, bạn tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy đi khám sớm tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể gọi vào tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể 24/7. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.