Từ điển bệnh lý

Thiểu ối : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Thiểu ối

Nước ối là toàn bộ chất lỏng bao quanh thai nhi, nuôi dưỡng và giúp thai nhi phát triển và ổn định thân nhiệt trong suốt thai kỳ. Nước ối cũng có tác dụng như màng đệm bao bọc bảo vệ thai nhi khỏi bị chấn thương, sang chấn khi ở trong bụng mẹ. Nước ối phần lớn có nguồn gốc từ thai nhi, thai nhi uống vào, bài xuất nước tiểu tạo ra.

Nước ối cũng có tác dụng như màng đệm bao bọc bảo vệ thai nhi khỏi bị chấn thương, sang chấn khi ở trong bụng mẹ

Nước ối cũng có tác dụng như màng đệm bao bọc bảo vệ thai nhi khỏi bị chấn thương, sang chấn khi ở trong bụng mẹ

Khi siêu âm, để khảo sát số lượng nước ối bác sĩ thường sử dụng chỉ số AFI (chỉ số ối), bình thường khi đo AFI tổng bốn góc nếu nằm trong khoảng 8 - 15 cm là bình thường. Khi chỉ số AFI giảm là dưới 8 cm, nếu AFI đo được dưới 5 cm được coi là thiểu ối và khi AFI chỉ đo được không quá 3 cm là cạn ối cần can thiệp lấy thai ra ngay.

Phần lớn thiểu ối thường gặp ở những trường hợp thai già tháng, thai tăng trưởng chậm, và thường xuất hiện hiện những tháng cuối thai kỳ. Khi thiểu ối xuất hiện càng sớm sẽ tiên lượng càng xấu vì lúc này không có môi trường, không có không gian cho thai phát triển. Thai dễ bị thiểu sản phổi không phát triển được, dây rau thường dễ bị chèn ép gây suy thai, cứng chi cứng khớp thai nhi.


Nguyên nhân Thiểu ối

Có nhiều nguyên nhân gây lượng nước ối của thai phụ ít hơn so với bình thường. Thực tế cho thấy khoảng 30% không tìm thấy nguyên nhân. Trong các nguyên nhân được chia thành 3 nhóm:

Nhóm nguyên nhân từ người mẹ:

- Mẹ mắc các bệnh lý mạn tính như: huyết áp cao, suy gan suy thận, nhiễm độc thai nghén dẫn tới thai chậm phát triển và ảnh hưởng tới quá trình tạo ối.

Nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén

- Một số thuốc người mẹ sử dụng: thuốc điều trị ung thư, thuốc nhóm ức chế men chuyển…

Nhóm nguyên nhân từ phía con:

- Thai nhi có bất thường di truyền, bất thường bẩm sinh như: bất thường về nhiễm sắc thể. Bất thường các cơ quan quan trọng như hệ thần kinh: thai vô sọ, não lộn ngoài; cơ quan tiêu hoá: dò thực quản, teo tá tràng; thiểu sản phổi; liên quan đến thận tiết niệu như đa nang thận, thận móng ngựa, thiểu sản thận…

- Những trường hợp thai chậm tăng trưởng trong tử cung do bệnh lý của mẹ hoặc do thai.

- Nhiễm trùng thai nhi: nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…            

- Thai già tháng, thai quá 40 tuần tuổi.

Nhóm nguyên nhân do phần phụ nuôi thai:

- U máu bánh rau, bánh rau canxi hoá sớm.

- Truyền máu trong trường hợp song thai.

- Ối vỡ sớm trước khi cổ tử cung mở hết, ối vỡ non trước chuyển dạ.


Triệu chứng Thiểu ối

Thực tế thiểu ối thường không có triệu chứng rõ ràng và đặc hiệu. Do lượng nước ối giảm hơn so với bình thường nên có thể có những dấu hiệu:

- Người mẹ thấy giảm cử động thai nhi, thai máy ít do không gian buồng tử cung ngày càng chật hẹp. Thai cử động yếu. Khi bác sĩ thực hiện 4 dấu hiệu Leopol sẽ có thể cảm giác thấy rõ các phần thai nằm ngay sát dưới bàn tay bác sĩ mà không cảm thấy có nước ối ở giữa, di chuyển đầu thai nhi sẽ khó khăn hơn do ít ối.

Người mẹ thấy giảm cử động thai nhi, thai máy ít do không gian buồng tử cung ngày càng chật hẹp

Người mẹ thấy giảm cử động thai nhi, thai máy ít do không gian buồng tử cung ngày càng chật hẹp

- Tử cung không to nhiều và thậm chí nhỏ hơn so với các thai phụ mang cùng tuần thai tương đương. Bề cao tử cung thường nhỏ so với tuổi thai tương đường và giảm so với tiêu chuẩn.

- Khi nghi ngờ thiểu ổi, bác sĩ siêu âm cần đo chính xác số đo bốn góc ối của buồng tử cung để ra chỉ số AFI. Chỉ số ối thường thường dưới đường percentile thứ 5 khi so với tuổi thai tương đương. Hoặc AFI ≤ 5cm khi thai trên 35 tuần, hoặc đo góc ối sâu nhất chỉ ≤ 2 cm là thiểu ối.

+ Thiểu ối khi AFI đo 3-5 cm.

+ Cạn ối khi AFI < 3 cm.


Các biến chứng Thiểu ối

Với những trường hợp thiểu ối xuất hiện muộn ở 1 - 2 tháng cuối và lượng nước ối giảm từ từ thì thường tiên lượng sẽ tốt hơn những ca thiểu ối xuất hiện ngay từ quý I hay quý II và diễn tiến nhanh. Đây là giải đoạn quan trọng giúp thai nhi hình thành các cơ quan như phổi, cơ xương khớp, thận tiết niệu và tiêu hóa ở thai nhi nên thiểu ối sẽ ảnh hưởng rất nhiều và nặng nề tới thai nhi. Bác sĩ cần tư vấn những trường hợp thiểu sản không phát triển phổi, dị dạng xương khớp, dính khớp…

Khi nhắc tới thiểu ối thì nguy cơ bất thường của thai nhi hay gặp nhất là thiểu sản phổi vì: Khi nước ối ít dần, thai nhi sẽ bị bó ép, lồng ngực cũng bị ép làm giảm hoạt động phổi, hoạt động thở của thai nhi cũng bị hạn chế làm giảm sự phát triển của hai lá phổi.

Thiểu sản phổi

Thiểu sản phổi

Ở mỗi giai đoạn khác nhau thiểu ối có thể gây ra các biến chứng và nguy cơ khác nhau:

- Trong quý I: thiểu ối ngay trong quý 1 được tiên lượng nặng nhất có thể gây thai lưu/ sảy thai rất cao 65-80%

- Trong quý II: gây những dị tật về các cơ quan: phổi, xương khớp, khuôn mặt.

- Trong quý III: thiểu ối thường làm cho thai chậm tăng trưởng chậm, suy dinh dưỡng bào thai.

Một số các biến chứng nặng nề khác của thiểu ối:

- Ảnh hưởng tới sự phát triển, gây thai chậm tăng trưởng trong tử cung.

- Co cứng khớp, biến dạng chi đặc biệt hai chi dưới.

- Thiểu sản phổi, sự phát triển phổi bị kém.

- Tăng nguy cơ sinh mổ do thai nhi không chịu được thử thách của cuộc chuyển dạ.

- Thậm chí thai có thể chết lưu.


Đối tượng nguy cơ Thiểu ối

- Các mẹ có bệnh lý nền hoặc bệnh mạn tính như: huyết áp cao, bệnh lý của cơ quan gan thận, điều trị các thuốc như prostaglandin hoặc thuốc điều trị ung thư…

- Mẹ mang đa thai (thai đôi, thai ba).

Mẹ mang đa thai (thai đôi, thai ba)

Mẹ mang đa thai (thai đôi, thai ba)

- Mẹ mang thai quá ngày sinh.

- Các thói quen, sinh hoạt và lao động của người mẹ: ăn uống kém, thiếu dinh dưỡng, uống ít nước (không đủ 2l nước/ ngày), lao động nặng…


Phòng ngừa Thiểu ối

Do các nguyên nhân đa số liên quan tới bệnh lý mẹ và thai hoặc 1/3 là không rõ nguyên nhân nên thực tế cũng không có cách phòng ngừa thiểu ối hiệu quả.

Chủ yếu vẫn là sàng lọc điều trị các bệnh lý mạn tính của mẹ trước và trong khi mang thai nếu có. Khám, siêu âm thai định kỳ phát hiện các bất thường của thai nhi, bất thường của bánh rau- ối- dây rau sớm để có hướng theo dõi và sử trí phù hợp.

Người mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh lao động quá sức, đảm bảo uống đủ 2l nước/ ngày để tốt cho tuần hoàn mẹ con.

Người mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.

Người mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.

Sự thay đổi chỉ số ối, bánh rau thường diễn ra nhanh và không có triệu chứng đặc biệt trong 3 tháng cuối nên thai phụ cần đi khám sát hơn theo đúng hẹn của bác sĩ chuyên khoa sản.


Các biện pháp chẩn đoán Thiểu ối

Khi siêu âm hoặc khám sản nghi ngờ thiểu ối, bác sĩ cần thực hiện:

Khám lâm sàng:

- Khám sức khoẻ tổng quát cho mẹ loại trừ các nguyên nhân từ phía mẹ như bệnh lý nội khoa, các nhiễm trùng khi mang thai, hỏi tiền sử bệnh tật các thuốc người mẹ đang điều trị.

- Khám sản khoa: Cần thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng: đo bề cao tử cung, vòng bụng, thực hiện dấu hiệu Leopol. Đánh giá cử động thai nhi.

- Khi nghi ngờ ối ít, bác sĩ bắt buộc phải thăm âm đạo để loại trử nguyên nhân rỉ ối, ối vỡ sớm.

Xét nghiệm:

- Siêu âm đo chỉ số ối, đánh giá bánh rau, dây rau, hình thái học thai nhi.

- Siêu âm Doppler để khảo sát động mạch tử cung, động mạch não/ rốn thai giúp đánh giá sự phát triển thai nhi, loại trừ thai

Siêu âm Doppler

Siêu âm Doppler

- Xét nghiệm tìm nguyên nhân từ phía mẹ: Tổng phân tích máu, sinh hoá máu chức năng gan, thận, tuyến giáp, nhóm máu…

- Bác sĩ có thể chỉ định chọc ối lập Karyotyp cho thai nhi nếu nghi ngờ thiếu ối liên quan tới bất thường nhiễm sắc thể thai nhi.


Các biện pháp điều trị Thiểu ối

Các nguyên nhân khác nhau và thiểu ối xảy ra ở các thời điểm thai kỳ khác nhau có thể gây các biến chứng và mức độ ảnh hưởng tới thai nhi là khác nhau. Chính vì vậy cần điều trị theo nguyên nhân và ùy từng thời điểm cụ thể của thai kỳ.

- Quý đầu thai kỳ: Có thể nhận thấy nguyên nhân thiểu ối của ba tháng đầu phần lớn do bất thường phôi thai hoặc thai nhi bệnh lý. Cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân từ phía mẹ hay phía thai và cố gắng điều trị theo nguyên nhân.

- Quý II thai kỳ: Cần đánh giá, thiểu ối 3 tháng giữa có liên quan đến sự phát triển các cơ quan như tiêu hóa, tiết niệu của thai nhi hay không. Siêu âm thai đánh giá hình thái học thai nhi, đánh giá các nguyên nhân gây thiểu ối có hay không.

- Quý III của thai kỳ: Cần theo dõi xem quá trình giảm nước ối diễn ra nhanh hay từ từ, theo dõi sát bằng siêu âm có thể 1-2 lần/ 1 tuần.

Khi xác định ối giảm liên tục, thai trên 34 tuần thì bác sĩ nên cân nhắc có thể tiêm corticoid trợ phổi cho thai nhi, phòng trường hợp cần chấm dứt thai kỳ sớm lấy em bé ra ngay.

Biện pháp truyền nước vào môi trường ối hiện nay rất ít thực hiện vì nguy cơ tai biến như nhiễm khuẩn ối, vỡ ối là rất cao. Nếu bác sĩ chuyên khoa quyết định truyền nước vào buồng ối sẽ cần tư vấn và giải thích kỹ cho thai phụ và gia đình về những ích lợi, nguy cơ và biến chứng của phương pháp điều trị này.

 Các phương pháp chấm dứt thai khi có chỉ định trong thai kỳ thiểu ối:

Với những trường hợp cạn ối hoặc vô ối là khi chỉ số ối AFI 2 - 3 cm hoặc AFI giảm nhưng có biểu hiện suy thai, dây rau chèn ép thì bác sĩ có quyết định cần dừng thai kỳ, kích thích chuyển dạ. Bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ, dành thời gian để dùng thuốc trợ phổi cho thai nhi trước khi đưa ra quyết định ngừng thai nghén.

Mẹ bầu nên làm gì khi được chẩn đoán thiểu ối?

Về cách khắc phụ đặc hiệu để tăng nước ối là không có. Ngoài theo dõi sát lượng nước ối qua siêu âm theo hẹn của bác sĩ. Những việc bạn có thể lưu ý thêm:

- Uống nhiều nước: Mặc dù không phải thai phụ uống nhiều nước là làm tăng nước ối. Tuy nhiên, khi uống nhiều nước sẽ giúp tăng tuần hoàn rau - thai.

Mẹ bầu nên uống nhiều nước sẽ giúp tăng tuần hoàn rau - thai

Mẹ bầu nên uống nhiều nước sẽ giúp tăng tuần hoàn rau - thai

- Theo dõi sát hoạt động của thai mỗi ngày, để ý thai máy và cử động thai nhi.

- Khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi thấy có dấu hiệu bất thường như ra máu ra nước âm đạo, tử cung nhỏ hơn hoặc không thấy tăng kích thước, cử động thai nhi giảm. Bác sĩ chuyên khoa sẽ khám, tư vấn và hướng dẫn chị theo dõi tiếp thai kỳ.


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.