Từ điển bệnh lý

Ngộ độc chất ăn mòn : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Ngộ độc chất ăn mòn

Ngộ độc chất ăn mòn có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đường tiêu hóa và ngộ độc, thậm chí tử vong. Thường gặp ở trẻ nhỏ, những người rối loạn tâm thận, có ý định tự tử hoặc say rượu.

Ngộ độc chất ăn mòn có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đường tiêu hóa và ngộ độc, thậm chí tử vong

Ngộ độc chất ăn mòn có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đường tiêu hóa và ngộ độc, thậm chí tử vong

Các chất ăn mòn là chất acid hoặc chất kiềm:

  • Chất acid (acid) như acid sulfuric, acid chlorhydric, dung dịch đổ bình acquy, acetic acid, chất tẩy rửa kim loại.
  • Chất kiềm (base) như nước Javel, thuốc tẩy, bột giặt, sút (NaOH), nước tro tàu (KOH)

Để chẩn đoán xác định mức độ và mức độ tổn thương là nội soi thực quản được thực hiện trong 12-24 giờ đầu tiên sau khi ăn hoặc uống chất ăn mòn. Các biến chứng muộn thường gặp nhất là hẹp thực quản, hẹp hang vị và môn vị, hiếm gặp là ung thư biểu mô đường tiêu hóa trên. Điều trị nhiễm độc ăn mòn cấp tính chủ yếu là điều trị hỗ trợ: trung hòa chất ăn mòn, kháng sinh, liệu pháp chống tiết, hỗ trợ dinh dưỡng, ức chế tổng hợp collagen.


Nguyên nhân Ngộ độc chất ăn mòn

Ngộ độc chất ăn mòn xảy ra khi ăn hoặc uống các tác nhân gây ăn mòn: axit (hydrochloric, acetic, sulfuric, lactic, oxalic, carbolic), kiềm (natri và kali, xà phòng, chất tẩy rửa), muối kim loại nặng (thăng hoa), formalin, cồn iốt và nhiều chất khác chất hóa học.

Axit gây hoại tử đông; vết loét đóng vảy, hạn chế tổn thương lan rộng. Axit gây tổn thương dạ dày nhiều hơn thực quản. Chất kiềm gây hoại tử lỏng; tổn thương không tạo thành vảy nên tổn thương vẫn tiếp tục lan rộng ra cho đến khi chất kiềm được trung hòa hoặc pha loãng. Chất kiềm gây tổn thương đến thực quản nhiều hơn dạ dày, nhưng ngộ độc với số lượng lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hai.

Do bất cẩn, hoặc sơ ý, có thể bị ngộ độc chất ăn mòn 

Do bất cẩn, hoặc sơ ý, có thể bị ngộ độc chất ăn mòn 

Các hóa chất rắn chủ yếu gây tổn thương tại chỗ, ít có khả năng lan rộng vì có các hạt dính vào mô và tổ chức, khó lan ra các mô và tổ chức xung quanh. Chất lỏng không dính, dễ lan rộng, số lượng lớn hơn có thể dễ dàng uống vào, thường tạo ra các tổn thương lan rộng. Chất lỏng khi  hít phải, dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên


Triệu chứng Ngộ độc chất ăn mòn

Triệu chứng lâm sàng của ngộ độc ăn mòn ở đường tiêu hóa trên phụ thuộc vào trạng thái vật lý, loại và số lượng của chất ăn mòn. Sau khi ăn chất ăn mòn, bệnh nhân thường đau rát họng, sau đó xuất hiện đau ngực và dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, thường có máu. Những triệu chứng: Tăng tiết nước bọt, khó nuốt kèm theo phù nề, loét hoặc mảng trắng trong khoang miệng, niêm mạc vòm miệng có thể xuất hiện ngay sau khi ăn phải chất ăn mòn, hoặc chậm lại trong vài giờ sau khi uống và chúng có thể kéo dài hàng ngày và hàng tuần. 

Trẻ xuất hiện các triệu chứng đau họng, chảy nước bọt, nuốt khó khi bị nhiễm độc 

Trẻ xuất hiện các triệu chứng đau họng, chảy nước bọt, nuốt khó khi bị nhiễm độc 

Ngay sau uống:

  • Đau họng, chảy nước bọt.
  • Bỏng, đau rát niêm mạc miệng, họng.
  • Nuốt khó, nuốt đau.
  • Buồn nôn, nôn dịch dạ dày, thường lẫn máu.
  • Thở rít
  • Tràn khí dưới da.
  • Suy hô hấp do:

- Phù nề thanh quản.

- Tràn khí trung thất, viêm trung thất.

- Lỗ thông, dò khí quản - thực quản.

- Hít sặc chất nôn vào khí quản.

- Hội chứng ARDS.

Dấu hiệu của hẹp thực quản: nuốt khó, nôn không ăn uống được


Các biến chứng Ngộ độc chất ăn mòn

Ngộ độc chất ăn mòn có thể gây nhiều biến chứng sớm và muộn

  • Biến chứng sớm:
  • Biến chứng tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi, thủng thực quản dạ dày.
  • Viêm phổi.
  • Biến chứng muộn: là vấn đề lớn trong ngộ độc chất ăn mòn và thường gây ra khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân:
  • Hẹp và hẹp thực quản: khó nuốt và cảm giác đè nén phía sau xương ức là những triệu chứng phổ biến nhất cho thấy thực quản bị hẹp. Có thể xuất hiện ba tuần sau khi ăn phải chất ăn mòn, trong ba tháng đầu tiên hoặc, thậm chí sau một năm sau khi ăn chất ăn mòn. Chất ăn mòn dạng lỏng khi ăn vào gây hẹp nhiều hơn chất ăn mòn ở dạng tinh thể
  • Hẹp lỗ thông và môn vị: khởi phát các triệu chứng đầy bụng, buồn nôn, nôn và sụt cân cho thấy có tắc nghẽn dạ dày. Ít xảy ra hơn chứng hẹp thực quản, thường từ 5 đến 6 tuần sau khi uống, có thể xuất hiện thậm chí sau vài năm. Thường được tìm thấy nhất sau khi uống axit.

Ung thư biểu mô thực quản và dạ dày: sự phát triển của ung thư biểu mô có thể xảy ra từ 40 đến 50 năm sau khi ăn phải chất ăn mòn. Ung thư biểu mô dạ dày là một biến chứng rất hiếm gặp sau khi ăn mòn 


Đối tượng nguy cơ Ngộ độc chất ăn mòn

Như trên đã trình bày, ngộ độc chất ăn mòn chủ yếu gặp ở đối tượng: trẻ nhỏ, những người rối loạn tâm thận, có ý định tự tử hoặc say rượu.


Phòng ngừa Ngộ độc chất ăn mòn

Các biện pháp phòng tránh ngộ độc chất ăn mòn là:

  • Để các chất ăn mòn xa tầm tay trẻ nhỏ hoặc trong tủ có khóa.
  • Không để các hóa chất ăn mòn trong các vỏ chai lọ đồ uống thông dụng: chai nước khoáng, nước ngọt....
  • Tuyên truyền về tác hại của các hóa chất ăn mòn.
  • Phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ, tư vấn tuân thủ điều trị với người bệnh.

Cần phải để đồ có chứa chất độc hại ra khỏi tầm với của trẻ 

Cần phải để đồ có chứa chất độc hại ra khỏi tầm với của trẻ 


Các biện pháp chẩn đoán Ngộ độc chất ăn mòn

Chẩn đoán dựa vào các yếu tố khai thác bệnh sử: có uống các hóa chất ăn mòn. Triệu chứng lâm sàng đã mô tả trên và các xét nghiệm chẩn đoán tổn thương và mức độ. Các xét nghiệm:

  • Nội soi thực quản dạ dày:

- Chỉ định: tất cả trường hợp có triệu chứng.

- Thời điểm:

+ Sau khi ổn định tình trạng suy hô hấp của người bệnh.

+ Thường tiến hành sớm sau khi uống từ giờ thứ 12 đến 24 giờ (sớm quá sẽ không xuất hiện hết các triệu chứng nên có thể bỏ sót tổn thương, muộn quá gây tăng nguy cơ thủng thực quản khi nội soi đặc biệt với ống cứng).

- Đánh giá mức độ tổn thương hầu họng, thực quản, dạ dày.

Phân độ theo kết quả nội soi: Có 5 độ:

  • Độ 1: phù nề, sung huyết niêm mạc.
  • Độ 2a: loét nông, niêm mạc dễ bong, phỏng nuớc.
  • Độ 2b: các dấu hiệu của độ 2a + loét chu vi nông.
  • Độ 3a: vết loét sâu kèm hoại tử nhỏ.
  • Độ 3b: vết loét sâu và hoại tử lan rộng.

Lưu ý: không cố găng đẩy ống nội soi qua chỗ hẹp nhỏ vì có thể gây tổn thương nặng hơn hoặc thậm chí thủng.

  • Công thức máu, men gan, chức năng thận, CRP
  • Ion đồ.
  • Khí máu.
  • X-quang ngực - bụng: phát hiện biến chứng tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi, thủng dạ dày.

Chẩn đoán phân biệt: ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat: thuốc diệt cỏ màu xanh, mùi đặc trưng, bỏng loét niêm mạc miệng


Các biện pháp điều trị Ngộ độc chất ăn mòn

  • Nguyên tắc điều trị ngộ độc chất ăn mòn:

- Điều trị ban đầu: đảm bảo dấu hiệu sinh tồn

- Dinh dưỡng tĩnh mạch.

- Nội soi thực quản dạ dày đánh giá tổn thương.

- Nong thực quản khi có sẹo hẹp thực quản.

- Điều trị biến chứng.

  • Điều trị:

Điều trị tình huống cấp cứu: đảm bảo dấu hiệu sinh tồn, tránh làm tổn thương tăng thêm.

  • Hồi sức hô hấp đặt nội khí quản, giúp thở trong trường hợp suy hô hấp hoặc khó thở thanh quản nặng.
  • Không rửa tiến hành dạ dày vì làm nặng thêm tổn thương niêm mạc thực quản có thể gây thủng thực quản.
  • Không dùng than hoạt tính vì không tác dụng và gây cản trở, không đánh giá được tổn thương khi nội soi thực quản dạ dày.
  • Không dùng hóa chất trung hòa vì các chất phản ứng với nhau sinh nhiệt sẽ  làm gia tăng tổn thương.
  • Súc miệng với thật nhiều nước sạch.
  • Bệnh nhân còn uống được: cho uống nước hoặc sữa để pha loãng nồng độ hóa chất ăn mòn, không dùng khi bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ thủng thực quản, thủng dạ dày, hoặc nôn máu.
  • Khám Tai Mũi Họng sớm sau khi ổn định dấu hiệu sinh tồn để có chỉ định kịp thời nội soi thực quản dạ dày.

Kháng sinh:

+ Chỉ định:

  • Biến chứng tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi, thủng thực quản dạ dày.
  • Viêm phổi.
  • Bằng chứng nhiễm khuẩn.
  • Đang điều trị với Corticoid.
  • Tổn thương trung bình hoặc nặng trên nội soi (từ độ 2).

+ Kháng sinh: Cephalosporin 3 có thể kết hợp cùng  aminoglycosid.

Corticoid:

+ Chỉ định:

  • Có triệu chứng  phù nề thanh quản.
  • Bỏng thực quản: hiệu quả có thể giảm sẹo hẹp thực quản.
  • Sẹo hẹp có chỉ định nong thực quản: có thể giảm tỉ lệ cần can thiệp phẫu thuật tái tạo thực quản.

+ Liều lượng: Dexamethason dùng đường tĩnh mạch hoặc prednisolon 1 mg/kg đường uống trong 7-14 ngày.

Dinh dưỡng:

+ Dinh dưỡng đường miệng hoặc qua ống thông dạ dày sau 24-72 giờ. Nếu có chỉ định đặt sonde dạ dày phải do người có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật đặt nhẹ nhàng tránh làm tăng tổn thương, chảy máu hoặc thủng thực quản.

+ Dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần hoặc một phần:

Thuốc PPI, kháng H2: khi có tổn thương, xuất huyết dạ dày.

Điều trị biến chứng.

+ Tràn khí trung thất, viêm trung thất: điều trị bảo tồn với kháng sinh.

+ Tràn khí màng phổi: chọc hút dẫn lưu khí màng phổi khi có suy hô hấp.

+ Thủng dạ dày: phẫu thuật.

+ Nong thực quản khi có sẹo hẹp thực quản.

• Dấu hiệu sinh tồn.

• Dấu hiệu tăc đường thở.

• Dấu hiệu suy hô hấp.

• Nôn máu.


Tài liệu tham khảo:

  • Phác đồ điều trị nội khoa, tim mạch, ngoại khoa trẻ em - Bệnh viện Nhi Đồng 1

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.