Từ điển bệnh lý

Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu

Niệu đạo là ống nối giữa bàng quang và lỗ sáo - lỗ đái, niệu đạo giúp nước tiểu đào thải từ bang quang ra ngoài cơ thẻ. Ở nam giới, niệu đạo còn có tác dụng phóng tinh dịch từ túi tinh ra khỏi cơ thể, gọi là hiện tượng xuất tinh.

Nhóm các triệu chứng bao gồm hiện tượng chảy dịch, chảy mủ từ trong lỗ niệu đạo của nam giới, tiểu buốt rắt, tiểu khó được gọi là hội chứng tiết dịch niệu đạo. Nguyên nhân tiết dịch thường do viêm nhiễm và nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng như chít hẹp niệu đạo, viêm tinh hoàn hoặc ảnh hưởng tới chức năng sinh sản, vô sinh.

Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu

Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu

Dịch tễ

Theo thống kê trên thế giới mỗi năm có 62 triệu ca mặc mới lậu cầu, riêng khu vực Đông Á và Đông Nam Á là 29 triệu ca. Theo báo cáo hàng năm, Việt Nam có khoảng hơn 3.000 ca, còn tính cả những con số ca bệnh lậu không được thống kê cho không được chẩn đoán đúng hoặc người bệnh tự điều trị, điều trị tại cơ sở Y tế không chính qui có thể lên tới hàng chục ngìn ca/ năm. Nhiều yếu tố nguy cơ nhưng chủ yếu liên quan tới hành vi tình dục và bệnh lây cũng chủ yếu qua quan hệ tình dục. Với nam giới sau một lần quan hệ tình dục với người nữ bị bệnh, tỷ lệ mắc lậu là 20-30%. Nhưng một người phụ nữ quan hệ với người nam bị bệnh lậu thì tỷ lệ mắc bệnh lại cao hơn nhiều là 60-80%.

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dân thành thì mắc bệnh cao hơn, một số nhóm có nguy cơ mắc bệnh đặc biệt cao như người nghiện ma túy, gái mại dâm, khách làng chơi. Nhóm người mang vi khuẩn nhưng không có triệu chứng là đối tượng quan trọng trong dịch tễ học làm cho bệnh lây lan, chẩn đoán chậm và gây tình trạng xuất hiện những chủng lậu kháng kháng sinh như Penixilin vào những năm 1970 hay ở Việt Nam hiện nay các nhà nghiên cứu đã thấy xuất hiện các chủng lậu cầu kháng kháng sinh mới thuộc họ Quinolone


Nguyên nhân Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu

Nguyên nhân gây tiết dịch niệu đạo hay viêm niệu đạo ở nam giới hay gặp nhất là do vi khuẩn lậu (N. gonorrhoeae) gây ra. Ngoài ra có một số tác nhân khác như vi khuẩn Chlamydia, tụ cầu, vi khuẩn kỵ khí, E.Coli… Các yếu tố nguy cơ khác như hẹp bao qui đầu, kích ứng với chất diệt tinh trùng trong bao cao su, sữa tắm không phù hợp.

Vi khuẩn lậu cầu được Neisser đã phân lập thành công vào năm 1879 và được đặt tên là Neisseria gonorhoeae. Bệnh thường lây chủ yếu qua quan hệ tình dục do nhiễm khuẩn khuẩn song cầu Gram (-) Neisseria gonorhoeae.

Vi khuẩn lậu cầu được Neisser

Vi khuẩn lậu cầu được Neisser

Tăng tiết dịch niệu đạo, viêm niệu đạo do lậu cầu ở nam giới thường biểu hiện cấp. Lậu cũng có thể nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác như mắt, hậu môn… Hiện tại có thuốc điều trị đặc hiệu với lậu và vấn đề quan trong là tránh các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

Vi khuẩn lậu có hình thái đặc biệt, là vi khuẩn hình cầu dẹt hình hạt cà phê có trục dài song song nhau bắt màu Gram âm nên gọi là song cầu Gram (-) Neisseria gonorhoeae. Vi khuẩn không di động, phát triển thành đôi với mặt dẹt quay vào nhau và không tạo nha bào. Một số đặc điểm vi sinh của lậu cầu:

- Vi khuẩn có chiều dài khoảng 1,6mm, chiều rộng là 0,8mm, khoảng cách giữa hai vi khuẩn cùng cặp là 0,1mm.

- Nằm trong bạch cầu đa nhân và bắt màu Gram âm.

- Vi khuẩn xếp từng cặp, thành hình hạt cà phê.

- Sức đề kháng của lậu cầu yếu: chỉ tồn tại một vài giờ khi ra ngoài cơ thể.

- Nuôi cấy trên môi trường thạch máu hoặc loại tương tự. Môi trường hay sử dụng hiện nay là môi trường Thayer-Martin.

Theo Kellogg và cộng sự đã phân lập thành công được 4 chủng lậu cầu và trong đó hai chủng có thể gây bệnh cho người. So với các vi khuẩn khác thì lậu cầu rất nhạy cảm với kháng sinh. Theo thời gian, lậu cầu cũng đã hình thành nhiều chủng lậu cầu kháng kháng sinh như: penixillin, quinolon… Thực hành lâm sàng bác sĩ thường thấy bệnh nhân mắc lậu bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác nên phải dùng kháng sinh kết hợp hoặc điều trị đồng thời nhiễm Chlamydia, Ureaplasma, Mycoplasma, trùng roi, nấm…


Triệu chứng Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu

Triệu chứng tăng tiết dịch niệu đạo thường gặp gồm:

  • Đau buốt dọc đường niệu đạo khi tiểu
  • Tiết dịch mủ từ miệng sáo
  • Tiểu nhiều lần
  • Tiểu xong vẫn có cảm giác mót tiểu, tiểu chưa hết
  • Đau ở bộ phận sinh dục
  • Đau vùng lung dưới, bụng dưới
  • Đau khi quan hệ tình dục

Đau buốt dọc đường niệu đạo khi tiểu

Đau buốt dọc đường niệu đạo khi tiểu

Tiết dịch niệu đạo do lậu cầu thường có triệu chứng chảy mủ từ đầu dương vật và một số triệu chứng rối loạn tiểu tiện, sưng đau bộ phận sinh dục. Nguyên nhân thường do quan hệ tình dục với người mắc bệnh lậu và tỷ lệ nam giới mắc bệnh là 20-30%. Thời gian ủ bệnh từ 1 ngày đến 2 tuần, thường là 2-5 ngày.

Trong đó 85% viêm niệu đạo do lậu sẽ biểu hiện cấp tính với các triệu chứng rầm rộ như tiểu buốt tiểu mủ, miệng sáo nề đỏ. Tính chất mủ thường xanh, vàng, số lượng nhiều. 25% số nam giới mắc lậu sẽ không có triệu chứng hoặc dấu hiệu không rõ, có thể chỉ là tăng tiết dịch niệu đạo, dịch trong số lượng không đáng kể. Nhóm này chính là đối tượng chính gây lây lan bệnh trong cộng đồng.

Tăng tiết dịch do lậu cầu thường chia cấp và mạn tính:

- Hội chứng lậu cấp tính

  • Biểu hiện bệnh rầm rồ, tiểu buốt tiểu mủ xanh, tiểu nóng rát, nề đỏ miệng sáo.
  • Đau khi quan hệ khi xuất tinh

​- Hội chứng lậu mãn tính

  • Tăng tiết dịch niệu đạo vào buổi sang ngủ dậy
  • Tiểu nóng rát, ngứa dọc niệu đạo
  • Đau lưng, đau bụng dưới âm ỉ
  • Nước tiểu đục hoặc có mủ

Các biến chứng Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu

Bệnh lậu hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ. Tuy nhiên, những bệnh nhân có triệu chứng không rõ, hoặc điều trị không đủ, không đúng phác đồ thì các triệu chứng rầm rộ cấp tính có thể giảm nhưng vi khuẩn có thể vẫn tồn tại và gây viêm sâu hơn gây biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm các tuyến như Cowper, tiền liệt tuyến, viêm túi tinh…Trong đó biến chứng phổ biến nhất là viêm mào tinh hoàn. Cho tới khi phân lập và nuôi cấy được vi khuẩn làm kháng sinh đồ, tìm ra kháng sinh đặc hiệu thì tỷ lệ bệnh lậu có biến chứng khá cao khoảng 20%, hiện nay thì tỷ lệ này đã giảm nhiều hơn. Hiện nay, viêm mào tinh hoàn thường tìm thấy tác nhân Chlamydia hơn do triệu chứng.

Biến chứng phổ biến nhất là viêm mào tinh hoàn

Biến chứng phổ biến nhất là viêm mào tinh hoàn

Hiện nay, viêm mào tinh hoàn thường do Chlamydia trachomatis hơn là do lậu do nhiễm Chlamydia đa số triệu chứng không điển hình nên bệnh nhân không được điều trị. Biến chứng có thể gặp là viêm niệu đạo, sưng đau tinh hoàn, bìu. Những biến chứng nặng như chít hẹp niệu đạo, áp xe sinh dục ngày càng hiếm gặp.


Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu

Xét nghiệm chẩn đoán

- Nuôi cấy dịch niệu đạo

Nuôi cấy trong môi trường phù hợp để mọc vi khuẩn giúp chẩn đoán chính xác và làm kháng sinh đồ giúp cho công tác điều trị được tốt. Hiện nay, được dùng nhiều nhất là môi trường thạch Thayer-Martin có chứa Vancomycin. Nuôi cấy lậu cầu ở các môi trường thì tỷ lệ dương tính ở nam giới khoảng 80-95% tuỳ vào vị trí lấy mẫu. Ví dụ lấy ở niệu đạo thì tỷ lệ dương tính có thể tới 100% nhưng tại các vị trí khác như họng, hậu môn thì có thể thấp hơn.

- Soi tươi dịch niệu đạo nhuộm Gram

Nếu soi thấy hình ảnh song cầu Gram âm hình hạt cà phê điển hình nằm trong bạch cầu đa nhân thì có thể kết luận dương tính. Nhưng nếu chỉ thấy hình ảnh song cầu nằm ngoài bạch cầu hoặc trong bạch cầu đa nhân nhưng hình ảnh song cầu không điển hình thì phải xem lại.

Soi tươi dịch niệu đạo nhuộm Gram

Soi tươi dịch niệu đạo nhuộm Gram

- PCR (polymerase chain reaction)

Kỹ thuật PCR có độ nhạy và độ đặc hiệu với chẩn đoán lậu cầu.

Chẩn đoán hội chứng tiết dịch niệu đạo ở nam giới cần dựa vào tiền sử quan hệ tình dục của bệnh nhân, triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm: soi tươi thấy song cầu Gram âm trong bạch cầu đa nhân hoặc xét nghiệm nuôi cấy hoặc PCR dương tính với vi khuẩn lậu cầu.

Để có kết quả xét nghiệm chính xác cần hướng dẫn KH lấy mẫu dịch niệu đạo vào buổi sang ngay khi mới ngủ dậy. Các xét nghiệm có thể soi tươi dịch nhuộm Gram âm hoặc tiến hành cấy dịch hoặc xét nghiệm PCR nếu soi tươi không thấy song cầu Gram âm. Riêng với vi khuẩn Chlamydia, Mycoplasma, nuôi cấy sẽ khó khăn hơn do Chlamydia chưa được nuôi cấy ở môi trường nhân tạo trong khi môi trường nhân tạo để nuôi cấy vi khuẩn Mycoplasma còn hạn chế. Khi đó, chúng ta sẽ sử dụng xét nghiệm PCR để cho kết quả chính xác nhất.

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt với một số các tác nhân gây viêm niệu đạo khác:

- Nhiễm Chlamydia trachomatis: Đây là tác nhân thường gặp nhất trong các bệnh lây qua quan hệ tình dục, nó có tỷ lệ đồng nhiễm với lậu cầu tới 30%.  Thời gian ủ dài hơn từ 1-3 tuần. Triệu chứng hay gặp là nóng rát, ngứa, dấm dứt khó chịu dọc niệu đạo. Ít gặp triệu chứng ra mủ, ra dịch niệu đạo hoặc ra dịch rất ít, ít khi đái buốt. Xét nghiệm: test nhanh hoặc PCR với Chlamydia dương tính, lậu âm tính.

- Trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis): Triệu chứng thường gặp là: ngứa, dịch nhiều bọt, có thể đái buốt. Xét nghiệm soi tươi tìm trùng roi dương tính.

- Viêm niệu đạo-sinh dục do Ureaplasma, Mycoplasm: Biểu hiện triệu chứng gần giống nhiễm Chlamydia. Hiện nay xét nghiệm xác định đã xác định được tại bệnh viện Medlatec với PCR tìm 12 tác nhân lây qua quan hệ tình dục cùng với Chlamydia và lậu cầu.


Các biện pháp điều trị Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu

Nguyên tắc điều trị:

  • Điều trị sớm
  • Điều trị đúng phác đồ
  • Điều trị đồng nhiễm cả vi khuẩn Chlamydia
  • Điều trị cả bạn tình.
  • Tuân thủ điều trị: không sử dung rượu bia và chất kích thích và kiêng quan hệ trong quá trình điều trị.
  • Xét nghiệm giang mai và HIV trước và sau khi điều trị để sàng lọc hai bệnh này.

Phác đồ

Các thuốc có thể sử dụng:

Cefixime 400 mg, uống liều duy nhất, hoặc

- Spectinomycin 2g, tiêm bắp liều duy nhất, hoặc

- Ceftriaxone 250 mg, tiêm bắp liều duy nhất.

Cần chú ý ở Việt Nam đã xuất hiện lậu cầu kháng kháng sinh thuộc nhóm Quinolone, Penixilin, Kanamycin.

Phối hợp điều trị Chlamydia

Lựa chọn đầu tay:

- Azithromycin 1 g, uống liều duy nhất, hoặc

- Doxycycline 100 mg, uống 2 lần/ngày, trong 7 ngày 

Các lựa chọn khác:

- Tetracycline 500 mg, uống 4 lần/ngày, trong 7 ngày, hoặc

- Amoxycillin 500 mg, uống 3 lần/ngày, trong 7 ngày, hoặc

- Erythromycin 500 mg, uống 4 lần/ngày trong 7 ngày, uống sau ăn

Erythromycin 500 mg, uống 4 lần/ngày trong 7 ngày, uống sau ăn

Erythromycin 500 mg, uống 4 lần/ngày trong 7 ngày, uống sau ăn

(Doxycycline và tetracycline không dùng cho trẻ dưới 7 tuổi, Ofloxacin không dùng cho trẻ dưới 15 tuổi; các kháng sinh này cũng không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho người cho con bú).


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.