Từ điển bệnh lý

Ho ra máu : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Ho ra máu

Tình trạng khạc máu từ đường hô hấp dưới thanh quản khi đang cố gắng sức ho được gọi là ho ra máu. Đây là triệu chứng thường gặp ở các bệnh lý về đường phổi hoặc bệnh khác như: Nhiễm trùng đường hô hấp, giãn phế quản, lao phổi, ung thư phổi hoặc là dấu hiệu các bệnh lý liên quan đến tim mạch do hẹp van tim.

Ho ra máu

Ho ra máu

Việc xác định được bệnh nhân bị ho hay là bị nôn ra máu, hay chảy máu từ đường hô hấp trên rất quan trọng. Khi thấy triệu chứng ho ra máu xảy ra cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu và chẩn đoán, điều trị kịp thời. 

Cần phân biệt ho ra máu với các biểu hiện sau:

- Bệnh nhân nôn ra máu: Trong máu ói ra có lẫn cả thức ăn và không có bọt. Trước khi nôn người bệnh thường sẽ bị đau bụng, hoặc có tiền sử mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, xơ gan, sử dụng thuốc giảm đau kéo dài,...;

- Người bệnh khạc ra máu nhưng theo đường mũi: Không gắng sức ho nhưng vẫn bị khạc ra máu đường mũi, bệnh nhân bị bệnh về răng lợi, chảy máu cam hoăc polype mũi,...

- Còn bị ho ra máu đường miệng: Trước khi ho xuất hiện những biểu hiện như đau ngực, nóng rát sau xương ức, ngứa cổ.


Nguyên nhân Ho ra máu

Ho ra máu có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm ở người bệnh. Cụ thể các bệnh lý đó là:

Lao phổi

Là nguyên nhân phổ biến gây ho ra máu

Là nguyên nhân phổ biến gây ho ra máu

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất và ho ra máu là hậu quả của việc ủ bệnh trong thời gian dài, bệnh nhân chưa đi chẩn đoán ra bệnh. Các triệu chứng cần lưu ý đối với bệnh nhân nghi mắc lao phổi bao gồm:

  • Ho khạc đờm, kéo dài hơn 2 tuần và đờm có lẫn máu hoặc ho ra máu tươi;
  • Kém ăn, gầy sút, mệt mỏi;
  • Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ về buổi chiều;
  • Đau ngực, nếu bị nặng sẽ kèm theo khó thở;
  • Đổ mồ hôi ban đêm.

Bệnh lao phổi do vi khuẩn lao gây nên, là một bệnh truyền nhiễm có tính lan truyền cao trong cộng đồng nên bệnh nhân cần được sớm chẩn đoán và điều trị, phòng ngừa những biến chứng nặng khi vi khuẩn lao tấn công sang các cơ quan khác của cơ thể.

Giãn phế quản

Tình trạng giãn phế quản thường là hậu quả sau khi phổi bị nhiễm trùng mạn tính như viêm phổi do hít phải dị vật, áp xe phổi hoặc là di chứng do bệnh lao phổi để lại. Triệu chứng khi bị giãn phế quản có thể là:

  • Ho ra máu lượng ít: Từ 3 - 5ml bằng một muỗng cà phê. Ho tái phát nhiều lần;
  • Ho ra máu lượng nhiều: trên 100ml và có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Phương án điều trị: thuyên tắc mạch máu hoặc tiến hành cắt bỏ thuỳ phổi bị giãn.

Ung thư phổi

Ung thư phổi là một loại bệnh lý ác tính, ít biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu và thường diễn tiến âm thầm trong cơ thể. Những đối tượng có thói quen hút thuốc lá nhiều thường có nguy cơ cao bị ung thư phổi. Các biểu hiện ở người bị ung thư phổi giai đoạn muộn:

  • Ho kéo dài, có thể bị ho ra máu nhưng lượng máu ít;
  • Khó thở;
  • Đau ngực;
  • Sút cân.

Phác đồ điều trị phụ thuộc vào các giai đoạn diễn tiến của bệnh.

Ung thư phổi là một loại bệnh lý ác tính gây ho ra máu

Ung thư phổi là một loại bệnh lý ác tính gây ho ra máu

Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp

Những bệnh này bao gồm:

  • Bệnh về phế quản: Hen phế quản, viêm phế quản cấp và mạn tính;
  • Bệnh về phổi: viêm phổi hoại tử, áp xe phổi, nấm phổi, u nấm phổi, tắc mạch phổi.

Các triệu chứng có thể gặp:

  • Bệnh nhân bị sốt;
  • Ho khạc ra đờm có mủ;
  • Đau ngực màng phổi: cảm thấy đau ngực mỗi khi ho, thay đổi tư thế hoặc khi hít sâu.

Những bệnh lý khác cũng gây nên hiện tượng ho ra máu tươi

- Bệnh về tim mạch: Suy tim, tăng huyết áp;

- Bệnh lý toàn thân: Thiếu vitamin C, nhiễm trùng máu;

- Nguyên nhân ngoại khoa: Do bị gãy xương sườn, đụng dập lồng ngực, chấn thương,...


Triệu chứng Ho ra máu

Các triệu chứng báo hiệu trước khi bệnh nhân ho ra máu đó là:

  • Hồi hộp, khó chịu;
  • Cảm giác nóng ran ra sau xương ức;
  • Ngực bị đè nặng, khó thở;
  • Ngay trước khi ho ra máu bệnh nhân cảm thấy ngứa cổ họng, lợm giọng và cảm nhận được có vị tanh ở miệng.

Ngay trước khi ho ra máu bệnh nhân cảm thấy ngứa cổ họng, lợm giọng và cảm nhận được có vị tanh ở miệng

Ngay trước khi ho ra máu bệnh nhân cảm thấy ngứa cổ họng, lợm giọng và cảm nhận được có vị tanh ở miệng

Khi ho ra máu sẽ quan sát được máu có bọt lẫn đờm, màu đỏ tươi và dần về sau máu có thể chuyển sang màu sẫm hơn. Lượng máu do người bệnh ho ra có thể tích trung bình từ tầm vài chục tới vài trăm ml. Ho nhiều máu là khi lượng máu ho ra trên 200ml. Có những trường hợp máu ho ra bị động tụ lại, gây cản trở đường hô hấp và làm bít tắc phế quản khiến cho bệnh nhân có phản ứng giãy giụa, ngạt thở. 

Người bệnh có thể ho ra máu trong một vài giờ hoặc ho trong nhiều ngày. Những ngày đầu lượng máu sẽ nhiều và sau đó giảm dần theo thời gian. Ta có thể quan sát được màu sắc của máu, nếu máu chuyển màu nâu, xám hoặc bã đậu là báo hiệu đợt ho sắp kết thúc.

Khi thực hiện khám lâm sàng, có thể xác định những triệu chứng liên quan đến bệnh phế quản hay phổi như sốt, đau ngực, khó thở,...

 


Các biến chứng Ho ra máu

Nếu bệnh nhân bị ho ra máu với số lượng lớn và ồ ạt, máu nôn ra đột ngột không thể cầm được sẽ khiến toàn bộ huyết động bị ảnh hưởng và gây trụy tuần hoàn. Những triệu chứng bệnh nhân phải đối mặt lúc này sẽ là niêm mạc nhợt nhạt, da xanh tái, hạ huyết áp, mạch nhanh, suy hô hấp cấp.

Nếu bệnh nhân bị ho ra máu với số lượng lớn và ồ ạt, máu nôn ra đột ngột không thể cầm được sẽ khiến toàn bộ huyết động bị ảnh hưởng và gây trụy tuần hoàn

Nếu bệnh nhân bị ho ra máu với số lượng lớn và ồ ạt, máu nôn ra đột ngột không thể cầm được sẽ khiến toàn bộ huyết động bị ảnh hưởng và gây trụy tuần hoàn

Phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý đang mắc phải và mức độ ho ra máu mà người bệnh bị tím môi và đầu chi, nhịp thở nhanh. Bên cạnh đó, người bị ho ra máu nhiều còn có thể bị sốc do mất nhiều máu và hạ huyết áp. Nghiêm trọng hơn bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê và tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Ho ra máu còn là một tín hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như ung thư phổi, lao phổi hay ung thư phế quản,...


Phòng ngừa Ho ra máu

- Nên ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ (đối với người lớn là từ 7 - 8 tiếng/ngày);

- Có chế độ nghỉ ngơi, vận động và làm việc hợp lý;

- Không lạm dụng các thực phẩm, đồ uống chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc hay thuốc lá,...;

Không dùng thuốc lá để hạn chế các bệnh về phổi như ung thư phổi

Không dùng thuốc lá để hạn chế các bệnh về phổi như ung thư phổi

- Tránh vận động quá sức để giảm gánh nặng cho phổi và tim;

- Bổ sung các loại thức ăn có tác dụng thanh nhiệt như nước lọc (ít nhất 2 lít/ngày), hoa quả tươi, rau xanh.

 


Các biện pháp chẩn đoán Ho ra máu

Để chẩn đoán cũng như phục vụ cho công tác điều trị tình trạng ho ra máu, có các phương pháp can thiệp sau:

Soi phế quản ống mềm

Việc này nhằm kiểm soát đường thở thông qua chèn ống soi ở nơi chảy máu, hoặc cũng có thể đặt nội khí quản riêng ở bên lành nằm phía đối diện đông cao tần cầm máu, nút động mạch phế quản. Để cầm máu phải nhét gạc có tẩm thêm thuốc cầm máu vào phế quản chảy máu. 

Trong trường hợp bệnh nhân vẫn tiếp tục bị chảy máu và không thể xác định được nơi chảy máu, có thể áp dụng phương pháp đặt nội khí quản Carlen 2 nòng, với mục đích cô lập bên phổi bị chảy máu, đồng thời thông khí phổi lành.

Chụp X-quang ngực

Kỹ thuật này rất quen thuộc, được thực hiện khá dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh chụp X-quang ngực, bệnh nhân sẽ cần làm thêm các xét nghiệm khác để có chẩn đoán chính xác hơn. 

Xét nghiệm máu

Biện pháp này giúp chẩn đoán nguyên nhân nào gây nên hiện tượng ho ra máu và nhờ đó sẽ giúp đưa ra phác đồ điều trị nào hiệu quả nhất cho người bệnh.

Chụp cắt lớp vi tính ngực (CT)

Phương pháp này cho ra hình ảnh rõ ràng hơn và giúp bác sĩ xác định được vị trí của tổn thương trên phổi, những tổn thương này có thể không được phát hiện khi chụp X-quang ngực.

Chụp cắt lớp vi tính ngực (CT) chẩn đoán bệnh ho ra máu

Chụp cắt lớp vi tính ngực (CT) chẩn đoán bệnh ho ra máu


Các biện pháp điều trị Ho ra máu

Tuỳ vào mức độ ho ra máu sẽ áp dụng các cách xử lý khác nhau, đó là: 

Ho ra máu ít, nhẹ

Là trường hợp ho ra lượng máu tầm dưới 50ml/ngày. Máu ho ra thường chỉ là vài ngụm nhỏ hoặc có lẫn vài vệt trong đờm. Bệnh nhân cần:

  • Dùng các loại thuốc an thần có tác dụng cầm máu, giảm ho;
  • Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và giảm vận động;
  • Uống nước mát;
  • Ăn đồ ăn loãng như cháo, miến, phở, mì hoặc đồ lỏng như súp hoặc sữa.

Trong trường hợp bệnh nhân ho ra máu nhẹ hãy cho ăn cháo loãng  hoặc đồ lỏng như súp hoặc sữa để nghỉ ngơi

Trong trường hợp bệnh nhân ho ra máu nhẹ hãy cho ăn cháo loãng  hoặc đồ lỏng như súp hoặc sữa để nghỉ ngơi

Đối với trường hợp bị ho ra máu nhẹ thì bệnh nhân có thể điều trị và chăm sóc, theo dõi tại nhà. Nếu cầm được máu cho bệnh nhân và tình trạng ổn định dần thì vẫn cần phải đưa người bệnh đi khám nhằm được chẩn đoán, xác định bệnh đang mắc phải để điều trị tận gốc nguyên nhân.

Ho ra máu lượng trung bình

Xảy ra khi lượng máu ho ra tầm 50 - 200ml/ngày. Lúc này người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị.

Ho ra máu thể nặng

Bệnh nhân ho ra máu nhiều khi thể tích máu lên đến hơn 200ml/ngày và cần phải điều trị cũng như theo dõi lâu dài ở bệnh viện. Trường hợp người bệnh mất quá nhiều máu, cần phải truyền máu bổ sung. 

Khi đã được đưa đi cấp cứu, người bệnh sẽ cần được áp dụng các biện pháp thăm dò, chẩn đoán điều trị tại viện. Đầu tiên là điều trị cầm máu, sau đó chẩn đoán nguyên nhân gây ho ra máu, từ đó có phác đồ điều trị riêng cho từng bệnh (lao phổi, phù phổi cấp, ung thư phế quản, giãn phế quản,...).

- Trong công tác hồi sức cấp cứu cần đảm bảo cung cấp đủ oxy bồi phụ đủ máu, dịch, không khí phế nang bằng cách hút máu và các chất tiết có đầy trong đường hô hấp; 

- Nếu bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, phải sử dụng phương pháp đặt nội khí quản, thở máy, thở oxy;

Bệnh nhân ho ra máu nặng cần đặt thở máy

Bệnh nhân ho ra máu nặng cần đặt thở máy

- Bồi phụ khối lượng tuần hoàn: Tiến hành đặt đường truyền cỡ lớn và truyền máu khẩn cấp để bù lại số lượng máu đã mất của bệnh nhân, đảm bảo khối lượng tuần hoàn, bù điện giải;

- Để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh và không vận động mạnh;

- Đối với người bệnh bị ho ra máu nặng, sau khi tình trạng ổn định cần nằm nghiêng về bên phổi bị tổn thương, nhằm tránh bên phổi lành bị sặc máu;

- Chế độ ăn: Uống nước mát lạnh, ăn lỏng và kết hợp dùng thuốc an thần nhẹ, không sử dụng thuốc liều cao vì có thể dẫn đến hiện tượng sặc khi ho ra máu nhiều, khiến các tín hiệu suy hô hấp bị che lấp. Bên cạnh đó có thể dùng kháng sinh để đề phòng bội nhiễm.


Tài liệu tham khảo:

  • Ho ra máu chớ xem thường | Vinmec
  • Ho ra máu là biểu hiện của bệnh gì | Phổi Việt
  • Biểu hiện nguy hiểm của bệnh phổi | Bệnh viện 108

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.