Tin tức

Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?

Ngày 12/12/2023
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Xét nghiệm nước tiểu không chỉ để chẩn đoán bệnh mà còn để theo dõi tình trạng sức khỏe, đánh giá hiệu quả của điều trị và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vậy xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?

1. Mục đích chính của việc thực hiện xét nghiệm nước tiểu

Trước khi giải đáp câu hỏi: “Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?”, hãy hiểu về mục đích chính của việc thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Dưới đây là một số lợi ích của xét nghiệm nước tiểu: 

  • Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện nồng độ bất thường của đường trong nước tiểu - một dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường. Đường (glucose) là một loại đường trong máu. Thông thường, glucose không có mặt trong nước tiểu nếu hệ thống lọc thận hoạt động bình thường.
  • Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện mức độ protein cao trong máu. Các nguyên nhân phổ biến của tình trạng protein trong nước tiểu như: bệnh thận nhiễm trùng, viêm thận bể thận, hội chứng thận hư, viêm đường tiết niệu, huyết áp cao, các bệnh tự miễn dịch,...
  • Xét nghiệm nước tiểu có thể cung cấp một số thông tin về mức độ muối và khoáng chất trong cơ thể, mặc dù không phải tất cả các khoáng chất và muối có thể được đánh giá chính xác thông qua xét nghiệm này. Sự thay đổi trong mức độ natri trong nước tiểu có thể liên quan đến vấn đề về huyết áp, cân nặng và chức năng thận. Mức độ kali trong nước tiểu có thể được kiểm tra để đánh giá cân bằng khoáng chất này. Sự thay đổi trong cân bằng canxi và magiê có thể liên quan đến các vấn đề về xương và cơ. Mức độ amoni thấp hoặc cao có thể là dấu hiệu của các vấn đề về chức năng thận hoặc chức năng chuyển hóa.
  • Xét nghiệm nước tiểu cung cấp một số thông tin gián tiếp liên quan đến mức độ chất béo. Nếu chất béo tích tụ trong cơ thể, có thể gây áp lực lên thận và gây tác động tiêu cực đến chức năng thận. Mức độ chất béo cao trong cơ thể có thể là một yếu tố rủi ro cho bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác. 
  • Màu sắc và mùi của nước tiểu cung cấp một số thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe và lối sống của người bệnh. Xét nghiệm nước tiểu có màu đậm có thể là dấu hiệu của thiếu nước hoặc một số vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, bệnh gan, hay bệnh thận. Màu nước tiểu nâu hoặc vàng đậm là dấu hiệu của việc uống ít nước hoặc sự tăng cường chất béo, thức ăn hoặc thuốc… đôi khi là tình trạng tổn thương gan. Mùi cồn trong nước tiểu có thể xuất phát từ việc uống nhiều cồn hoặc đường huyết cao. 
  • Xét nghiệm nước tiểu có thể đánh giá sự hiện diện của tế bào và vi khuẩn trong nước tiểu. Sự hiện diện của tế bào đỏ trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm thận, viêm đường tiết niệu… Sự tăng số lượng tế bào bạch cầu, tế bào trực khuẩn là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, viêm nhiễm thận…
  • Xét nghiệm nước tiểu thường bao gồm đo độ axit (pH) và kiềm của nước tiểu. Đây là các yếu tố để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể. Nước tiểu có độ axit cao có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, tăng acid uric (gây gout) hoặc sự tăng chuyển hóa của axit … Nước tiểu có độ kiềm có thể liên quan đến thừa kiềm, đái tháo đường hoặc một số vấn đề về thận.

Xét nghiệm nước tiểu là một công cụ hữu ích để đánh giá tình trạng sức khỏeXét nghiệm nước tiểu là một công cụ hữu ích để đánh giá tình trạng sức khỏe

Hiện nay, có 3 phương pháp xét nghiệm nước tiểu phổ biến như: 

  • Phương pháp xét nghiệm nước tiểu trực quan: Quan sát màu sắc nước tiểu bằng mắt thường. Màu sắc bình thường thường là vàng nhạt đến hổ phách.
  • Kiểm tra nước tiểu dưới kính hiển vi là một phương pháp quan trọng trong xét nghiệm nước tiểu. Bao gồm xét nghiệm hồng cầu/bạch cầu, tế bào biểu mô, và kiểm tra phôi tiết niệu.
  • Phương pháp xét nghiệm nước tiểu bằng que thử nhanh chóng và thuận tiện để kiểm tra một số chất hóa học có thể xuất hiện trong nước tiểu. Các que thử thường sử dụng các chất hóa học đặc biệt mà khi tương tác với thành phần của nước tiểu sẽ tạo ra các biến đổi màu sắc. Các xét nghiệm bao gồm protein, pH, xeton, glucose, Bilirubin, leukocyte esterase và trọng lượng riêng của nước tiểu.

2. Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không? 

2.1. Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?

Vậy xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không? Nhịn ăn uống trước khi thực hiện xét nghiệm giúp đảm bảo rằng kết quả sẽ phản ánh chính xác tình trạng cơ thể và nước tiểu.

Trước khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu hoặc các xét nghiệm khác, người bệnh được khuyến cáo nhịn ăn uống từ 8 giờ trước khi thu mẫu. Điều này nhằm đảm bảo rằng các yếu tố như đường huyết, mỡ máu… gián tiếp không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và nước, không làm sai lệch kết quả xét nghiệm. 

Việc thu mẫu nước tiểu vào buổi sáng thường được khuyến khích trong một số trường hợp. Vì sau giấc ngủ dài, cơ thể sẽ tiêu thụ thức ăn từ buổi tối hôm trước, đến sáng dạ dày sẽ trống rỗng. Điều này nhằm giúp mẫu nước tiểu phản ánh chính xác tình trạng của cơ thể. 

Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?

2.2. Lưu ý để đảm bảo kết quả xét nghiệm nước tiểu chính xác

Khi bạn chuẩn bị hoặc thực hiện xét nghiệm nước tiểu, có một số lưu ý quan trọng sau:

  • Tuân thủ các hướng dẫn cụ thể của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
  • Bạn nên báo cáo cho bác sĩ hoặc người thu mẫu về bất kỳ loại thuốc nào đang sử dụng vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Tránh làm dơ mẫu nước tiểu như không đóng chặt nắp lọ nước tiểu.
  • Trong một số trường hợp, bạn có thể được yêu cầu uống nước nhiều trước khi thu mẫu nước tiểu. 
  • Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như đau khi đi tiểu, thay đổi màu sắc nước tiểu hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, hãy thông báo cho bác sĩ. 

Lựa chọn cơ sở y tế uy tín giúp đánh giá kết quả chuẩn xácLựa chọn cơ sở y tế uy tín giúp đánh giá kết quả chuẩn xác

Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?”. Hiện nay, dịch vụ xét nghiệm nước tiểu có thể thực hiện tại nhiều cơ sở y tế. Tuy nhiên để đảm bảo có kết quả xét nghiệm chính xác, bạn nên thận trọng trong việc lựa chọn xét nghiệm nước tiểu uy tín. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC - đơn vị y tế với gần 30 năm kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh, với rất nhiều chi nhánh trên toàn quốc chính là địa chỉ y tế đáng tin cậy mà bạn có thể lựa chọn xét nghiệm nước tiểu hay nhiều loại xét nghiệm quan trọng khác. 

MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc kiểm tra sức khỏe. Dù mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng nhưng chi phí của dịch vụ này rất hợp lý. Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà sẽ bằng đúng giá niêm yết tại viện và cộng thêm phụ phí 10.000 đồng cho mỗi lượt đi lại lấy mẫu.

 Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC - Nhanh chóng, an toàn, chi phí hợp lý

Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC - Nhanh chóng, an toàn, chi phí hợp lý

Để đăng ký đặt lịch xét nghiệm tại Hệ thống y tế MEDLATEC - Trung tâm lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, tổng đài viên sẽ tư vấn cụ thể và hỗ trợ đặt lịch khám, lấy mẫu cho bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.