Tin tức

Ung thư dạ dày giai đoạn 3: Triệu chứng và cách điều trị bệnh

Ngày 26/09/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Khi đã bước sang giai đoạn 3, những tế bào ung thư đã có thể phát triển đến lớp cơ dạ dày và xảy ra tình trạng di căn, tuy nhiên chưa di căn đến những cơ quan ở xa. Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3 vẫn có thể được kiểm soát bệnh tốt, nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ nếu được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

1. Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3 

1.1. Sự tiến triển của ung thư dạ dày khi đã bước sang giai đoạn 3

Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu có những dấu hiệu khá mơ hồ và rất giống với những bệnh đường tiêu hóa thông thường. Do đó, nhiều bệnh nhân chủ quan không đi kiểm tra sớm. Đến khi xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng mới đi khám. Đó chính là lý do khiến nhiều bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn.

Ung thư dạ dày được chia thành nhiều giai đoạn

Ung thư dạ dày được chia thành nhiều giai đoạn

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 thường có hướng tiến triển như sau: 

- Ung thư dạ dày giai đoạn 3A: Những tế bào ung thư đã phát triển đến lớp màng mô liên kết, lây lan đến những hạch bạch huyết gần đó và chưa di căn đến những cơ quan xa. 

- Ung thư dạ dày giai đoạn 3B: Những tế bào ung thư có thế phát triển ở lớp cơ dưới niêm mạc hay lớp cơ dưới thanh mạc, lây lan sang nhiều hạch bạch huyết và có thể phát triển qua thành dạ dày và đi đến những cấu trúc lân cận. 

- Ung thư dạ dày giai đoạn 3C: Những tế bào ung thư phát triển đến thanh mạc và nhiều hạch lympho. Đáng lo ngại hơn khi những tế bào ác tính đã có thể xâm lấn một số cơ quan gần dạ dày. 

1.2. Các triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn 3

Đây là giai đoạn bệnh tiến triển, vì thế những biểu hiện của bệnh thường rất rõ ràng, thậm chí xảy ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. 

Bệnh nhân thường xuyên bị đau bụng

Bệnh nhân thường xuyên bị đau bụng

- Người bệnh thường xuyên xuất hiện những cơn đau vùng thượng vị và mức độ đau ngày càng tăng, đôi khi khiến người bệnh không thể chịu được. 

- Khó nuốt, buồn nôn và nôn sau khi ăn, thậm chí nôn ra máu: Những biểu hiện này thường là do các tế bào và những khối u ung thư đã phát triển ngày càng to. Việc ăn uống khó khăn và hấp thụ dưỡng chất kém có thể khiến cho người bệnh giảm cân nhanh chóng, cơ thể yếu ớt, thiếu sức sống. 

- Đi ngoài ra máu: Những khối u to lên và có thể vỡ ra dẫn đến chảy máu. Máu sẽ theo phân ra ngoài cơ thể, vì thế người bệnh xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu. 

- Khi những khối u phát triển ngày càng to, có thể sờ nắn thấy khối u vùng bụng và ấn vào sẽ có cảm giác đau. 

- Cơ thể người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

2. Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 

Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 phổ biến: 

- Phẫu thuật: Trường hợp người bệnh không có tình trạng di căn hạch lan rộng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ những tế bào và khối u ung thư. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể được hóa trị, xạ trị để bổ trợ điều trị, loại bỏ triệt để tế bào ung thư trong cơ thể. 

Hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Hóa trị là một phương pháp điều ung thư dạ dày

- Hóa trị: Là phương pháp dùng các loại hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Có những trường hợp được điều trị hóa trị trước phẫu thuật. Bên cạnh đó, hóa trị cũng có thể được phối hợp với xạ trị để giúp người bệnh cải thiện bệnh hiệu quả hơn. 

- Xạ trị: Là cách tiêu diệt tế bào ung thư bởi những tia phóng xạ. Phương pháp này được thực hiện sau phẫu thuật để loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại. 

- Liệu pháp miễn dịch: Là cách sử dụng một số loại thuốc có thể tác động đến hệ miễn dịch của người bệnh, từ đó ngăn chặn sự phát triển của những tế bào ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này không thể áp dụng được với những bệnh nhân bị bệnh tim và phổi tiến triển. 

- Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân: Là phương pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch tự thân của người bệnh để có thể ngăn chặn và tiêu diệt được tế bào ung thư.

Người bệnh nên ăn súp, cháo

Người bệnh nên ăn súp, cháo

- Chế độ ăn cho người bệnh ung thư dạ dày: 

+ Bệnh nhân mới trải qua phẫu thuật cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và nhanh lành vết thương. Nên cho người bệnh ăn các món canh, súp xay nhuyễn,...

+ Khi lựa chọn thực phẩm cho người bệnh nên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn. 

+ Có thể cho người bệnh ăn từ 6 đến 7 bữa/ngày.

+ Nên bổ sung các nhóm thực phẩm như sau thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, pho mát,... Thực phẩm có chứa chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt hay các loại rau củ. Lưu ý, hạn chế những loại đồ ăn chế biến sẵn. 

- Bên cạnh những phương pháp điều trị kể trên, người bệnh cũng nên giữ tinh thần tích cực để có thể kiểm soát bệnh tốt hơn và nâng cao chất lượng sống. Trong quá trình điều trị nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. 

Bệnh ung thư dạ dày cũng giống với những căn bệnh ung thư khác, phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Do đó, mỗi chúng ta, nhất là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nên chú trọng đến việc thăm khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc ung thư đúng cách để phát hiện sớm và đối phó kịp thời với căn bệnh nguy hiểm này. Ngược lại, để bệnh lâu ngày, những tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh chóng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. 

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, ung thư dạ dày, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ hỗ trợ nhanh chóng và hướng dẫn cụ thể cho bạn.

Từ khoá: ung thư vết thương

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.