Tin tức

Tìm hiểu cách phân chia các bệnh về đường hô hấp

Ngày 18/04/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Hệ hô hấp đảm nhiệm khá nhiều chức năng. Đây cũng là cơ quan khá nhạy cảm, cần được bảo vệ cẩn thận. Các bệnh về đường hô hấp thường xuất hiện khi trời chuyển mùa. Dưới đây là một vài thông tin về các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới và cách phòng ngừa bệnh lý về đường hô hấp.

1. Tìm hiểu về đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới 

Đường hô hấp của con người được chia thành hai nhóm chính gồm:

1.1. Đường hô hấp trên

Cơ quan này gồm có miệng, xoang, mũi, họng cùng thanh quản và khí quản. Các bệnh về đường hô hấp trên chủ yếu là cảm lạnh, viêm họng hay viêm thanh quản,... Những bệnh này thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi hoặc nhiệt độ xuống thấp. 

Bệnh lý ở đường hô hấp trên khá lành tính, không kéo dài và không để lại các biến chứng quá nghiêm trọng. 

Hệ hô hấp được chia thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới

Hệ hô hấp được chia thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới

1.2. Đường hô hấp dưới

Đường hô hấp dưới có hai bộ phận chính là phổi và ống phế quản với các bệnh thường gặp là viêm phổi, viêm phế quản,... Mức độ nghiêm trọng của bệnh lý đường hô hấp dưới cao hơn so với bệnh lý ở đường hô hấp trên. Bệnh thường do sự tấn công từ các virus, vi khuẩn và nấm. 

Những trường hợp bị viêm đường hô hấp dưới nếu không được can thiệp y tế kịp thời có thể để lại những hậu quả nặng nề, thậm chí là tử vong. 

2. Các bệnh về đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới thường gặp

2.1. Nhóm bệnh đường hô hấp trên

Đối với đường hô hấp trên, bạn có thể gặp phải một trong các bệnh lý sau:

2.1.1. Cảm cúm

Đây là bệnh lý thường gặp nhất với tác nhân gây bệnh chính là virus Influenza (virus cảm cúm). Influenza có tốc độ lây nhanh. Nếu bệnh không được kiểm soát ổn định thì có thể lây lan thành dịch. Virus Influenza thường lây qua đường hô hấp. Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm, bạn nên mang khẩu trang ở những nơi đông người và hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm. 

Cảm cúm là một trong các bệnh về đường hô hấp dễ gặp nhất

Cảm cúm là một trong các bệnh về đường hô hấp dễ gặp nhất

Một vài triệu chứng đặc trưng của bệnh lý như: sốt cao, nhức đầu, ho, sổ mũi, mệt mỏi,... Một số trường hợp có thể gặp phải các biểu hiện liên quan đến đường tiêu hóa như bị tiêu chảy hay nôn mửa. Các triệu chứng nhìn chung không quá nguy hiểm. Bệnh sẽ thuyên giảm sau 2 - 7 ngày được chăm sóc cẩn thận. 

2.1.2. Viêm xoang

Viêm xoang xảy ra khi màng niêm mạc lót ở bên trong xoang bị nhiễm trùng. Nguyên nhân là do sự tấn công từ các vi trùng và siêu vi trùng có hại. Bệnh được chia làm hai nhóm gồm viêm xoang cấp và mạn tính. 

Bệnh thường khó nhận biết do dấu hiệu không cụ thể. Nhưng đa phần người bệnh thường sẽ bị nghẹt mũi, nhức vùng xoang, sốt cao,... Bệnh viêm xoang thường rất khó để phát hiện nếu người bệnh không theo dõi và đi kiểm tra thường xuyên. 

2.1.3. Viêm thanh quản

Bệnh có thể gặp ở cả người trưởng thành lẫn trẻ nhỏ, có thể do virus, vi khuẩn hoặc các loại nấm gây nên. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa. 

Viêm thanh quản có thể bắt gặp ở mọi đối tượng

Viêm thanh quản có thể bắt gặp ở mọi đối tượng

Những triệu chứng thường gặp khi bị viêm thanh quản có thể kể đến như: sốt cao, ho khan hoặc khàn tiếng,... Ngoài ra, nhiều bệnh nhân còn đi kèm với cảm giác gai người và ớn lạnh. 

Do bệnh có thể tái lại nhiều lần nên nếu không kiên nhẫn điều trị thì bệnh có thể chuyển thành mạn tính. Lúc này, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng khác như bị quá sản, loạn sản hoặc bị teo niêm mạc ở thanh quản. 

2.2. Nhóm bệnh đường hô hấp dưới

Các bệnh về đường hô hấp dưới được đánh giá là nghiêm trọng hơn so với đường hô hấp trên với một số bệnh phổ biến như:

2.2.1. Viêm phế quản

Khi bệnh xuất hiện, phần niêm mạc ống phế quản sẽ bị viêm nhiễm khá nghiêm trọng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các triệu chứng như ho khan, sốt cao, ho kèm đờm,... xuất hiện.

Viêm phế quản là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới

Viêm phế quản là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới

Bệnh lý cũng được chia thành cấp tính và mạn tính. Đối với bệnh cấp tính, phần niêm mạc của ống phế quản vẫn chưa gặp phải các tổn thương quá nghiêm trọng. Thế nhưng, khi bệnh tiến triển sang giai đoạn mạn tính thì ống phế quản phải chịu nhiều tổn thương hơn và có thể để lại nhiều biến chứng khác. 

2.2.2. Viêm phổi

Bệnh này thường do các vi khuẩn, virus,... tấn công cơ thể gây nên. Bệnh này tương đối nguy hiểm đối với những dấu hiệu đi kèm như sốt cao hay khó thở,... Nếu không được điều trị thì bệnh có thể diễn biến nặng và gây ra nguy cơ suy hô hấp, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng. 

2.2.3. Viêm tiểu phế quản

Tình trạng này khá phổ biến đối với những người có hệ miễn dịch yếu như người già và trẻ em. Ban đầu, bệnh có biểu hiện tương đồng với bệnh cảm lạnh. Điều này khiến cho nhiều bệnh nhân chủ quan và không điều trị. Đó cũng là lý do khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bệnh không được điều trị sẽ dần chuyển sang tình trạng suy hô hấp cấp, bị xẹp phổi,... khá nguy hiểm. 

Các dấu hiệu của bệnh viêm tiểu phế quản khá giống với bệnh cảm cúm

Các dấu hiệu của bệnh viêm tiểu phế quản khá giống với bệnh cảm cúm

3. Cách phòng bệnh hô hấp khi thời tiết thay đổi

Với điều kiện thời tiết hay thay đổi như hiện nay, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng phòng tránh cơ bản để bảo vệ đường hô hấp của mình như:

  • Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các khu vực như cổ - ngực - lòng bàn chân khi trời chuyển lạnh.
  • Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín, lau khô người sau khi tắm. 
  • Không nên nằm máy lạnh, quạt quá lâu, không thức khuya.
  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bổ sung thêm các loại rau xanh và nước trái cây.
  • Không hút thuốc lá. 
  • Thường xuyên vệ sinh miệng và họng cẩn thận.
  • Nên hạn chế các loại đồ uống lạnh.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh liên quan đến đường hô hấp. Thay vào đó, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh lý, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và kê đơn thuốc sử dụng phù hợp. 
  • Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm, tiêm vắc xin phế cầu khuẩn,... để phòng bệnh hiệu quả. Trong trường hợp, bệnh lý khởi phát thì tình trạng cũng nhẹ hơn và thời gian điều trị cũng ngắn hơn. 

Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh giúp bạn phòng tránh bệnh về đường hô hấp

Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh giúp bạn phòng tránh bệnh về đường hô hấp

Việc biết cách chăm sóc và bảo vệ hệ hô hấp để phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm là điều cần thiết. Trường hợp nhận thấy có dấu hiệu nghi ngờ mắc các bệnh về đường hô hấp bạn nên đi thăm khám sớm tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn điều trị. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.