Tin tức

Ung thư buồng trứng: nguyên nhân, dấu hiệu, các giai đoạn tiến triển của bệnh

Ngày 07/05/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Ung thư buồng trứng là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi đối với phụ nữ, song phổ biến hơn hết là những người trên 50 tuổi. Việc tìm hiểu và nhận biết một số thông tin về bệnh có thể giúp phòng tránh nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

1. Tổng quan về bệnh

Buồng trứng thuộc về cơ quan sinh sản ở nữ giới với hai buồng, kích thước mỗi bên khoảng một hạt thị và nằm trong khung chậu. Chúng có nhiệm vụ sản sinh trứng và nội tiết tố nữ estrogen, progesterone, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nữ giới, liên quan tới hiện tượng kinh nguyệt và việc mang thai.

Buồng trứng rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới

Buồng trứng rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới

Khi một trong hai bên của cơ quan này xuất hiện khối u ác tính là bệnh ung thư buồng trứng. Các tế bào ung thư theo thời gian, có thể phát triển mạnh, mở rộng phạm vi, tấn công sang các khu vực khác gây nguy hiểm tới sức khỏe, đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Bệnh có thể gồm các dạng như:

  • Ung thư biểu mô buồng trứng: là dạng gặp phổ biến hơn cả, trong đó, từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng sẽ xuất hiện các tế bào ung thư.
  • Ung thư tế bào mầm: ít gặp hơn, là ung thư từ các tế bào có nhiệm vụ sản xuất trứng.
  • Một loại nữa hiếm gặp hơn là xuất phát từ các tế bào mô làm nhiệm vụ nâng đỡ buồng trứng.

2. Nguyên nhân

Về mặt nguyên nhân, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được rõ ràng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, một số yếu tố sau đây có thể liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc bệnh, đó là:

  • Tiền sử gia đình: thực tế cho thấy những người trong gia đình có người bị mắc, chẳng hạn như bà, mẹ, chị em gái ruột,... thì cũng dễ mắc. Kể cả trong gia đình có người từng mắc ung thư vú hoặc đại tràng thì nguy cơ bị cũng cao hơn.
  • Tiền sử bệnh của chính bản thân: những phụ nữ từng mắc ung thư đại tràng, vú cũng là đối tượng nguy cơ cao.
  • Lứa tuổi: bệnh phổ biến hơn đối với những người từ trung niên tới già, tỷ lệ phụ nữ từ 50 trở lên tới hơn 60 bị bệnh cao hơn so với các độ tuổi khác.
  • Từng sinh nở: với những người phụ nữ từng trải qua quá trình mang thai, sinh con thì tỷ lệ mắc thấp hơn so với những người chưa từng sinh nở. Sinh càng nhiều lần thì nguy cơ mắc bệnh cũng thấp hơn.
  • Sử dụng thuốc để kích thích việc phóng noãn: điều này có thể làm tăng nhẹ nguy cơ.
  • Những người sử dụng liệu pháp điều trị hormon thay thế ở thời kỳ sau mãn kinh.
  • Bột talc: đây là thành phần thường gặp trong một số loại mỹ phẩm, chẳng hạn như phấn rôm với tác dụng giữ da khô thoáng và ngăn hiện tượng phát ban. Tuy nhiên, với những phụ nữ để cơ quan sinh dục tiếp xúc nhiều với thành phần này, có thể dẫn tới nguy cơ ung thư buồng trứng.

Bột talc cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Bột talc cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

3. Dấu hiệu nhận biết

Cũng như phần lớn các bệnh ung thư khác, bệnh này cũng không có triệu chứng hay dấu hiệu nào dễ nhận biết ở giai đoạn đầu. Chỉ tới khi chuyển sang giai đoạn muộn thì mới có thể xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, người bệnh có thể để ý tới những biểu hiện nghi ngờ, đó là:

  • Đau hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới hay khung chậu.
  • Rối loạn tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như: táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn do bàng quang bị đè ép, tăng áp lực.
  • Ăn không cảm thấy ngon miệng, có thể chỉ ăn ít nhưng vẫn cảm thấy đầy bụng.
  • Đột ngột tăng, giảm cân nhưng không có nguyên nhân cụ thể nào.
  • Âm đạo chảy máu bất thường, kể cả sau khi đã mãn kinh hoặc không phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Cùng với đó, chu kỳ có thể thay đổi.
  • Khi quan hệ tình dục, cảm thấy đau rát.

Vùng bụng dưới đau là hiện tượng bạn cần cẩn thận

Vùng bụng dưới đau là hiện tượng bạn cần cẩn thận

4. Các giai đoạn phát triển của ung thư buồng trứng

Bệnh có thể phát triển theo bốn giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất

Lúc này, tế bào ung thư chỉ mới phát triển ở khu vực bên trong của buồng trứng hoặc ống dẫn trứng mà chưa tấn công ra bên ngoài, được chia thành 3 trường hợp:

  • 1a: tế bào chỉ mới xuất hiện trong một bên hoặc ống dẫn trứng.
  • 1b: Tế bào ung thư đã xuất hiện trong cả hai bên hoặc cả ống dẫn trứng nhưng chưa phát triển xa hơn.
  • 1c: mặc dù tế bào đã phá vỡ bề mặt buồng trứng nhưng chưa lan ra bên ngoài, chưa tấn công sang các khu vực khác.

Đây là giai đoạn mà khả năng điều trị khỏi đạt tỷ lệ cao nhất

Giai đoạn 2

Lúc này, tế bào ung thư đã bắt đầu có xu hướng lan sang các cơ quan khác ở gần hoặc vẫn nằm trong phạm vi khung chậu, có thể xuất hiện các trường hợp:

  • 2a: lan ra ống dẫn trứng, tử cung.
  • 2b: lan sang trực tràng, đại tràng, bàng quang.

Giai đoạn 3

Tế bào ung thư đã xuất hiện ở cả buồng trứng, ống dẫn trứng, phúc mạc và di căn sang các cơ quan khác.

  • 3a1: lan ra ngoài khung chậu, tới các hạch bạch huyết nhưng chưa đi xa hơn.
  • 3a2: lan ra các cơ quan ở gần xương chậu, các tế bào ở khu vực bên trong phúc mạc bụng.
  • 3b: các khu vực mà tế bào ung thư tấn công cũng như ở giai đoạn 3a2 song kích thước của chúng trở nên lớn hơn nên có thể nhìn bằng mắt thường.
  • 3c: các tế bào phát triển lớn hơn 2cm.

Giai đoạn 4

Các tế bào có thể di căn tới các khu vực khác như: gan, phổi, lá lách, xương, các hạch bạch huyết.

  • Giai đoạn 4a: tế bào ung thư có thể tồn tại trong dịch màng phổi.
  • Giai đoạn 4b: tế bào ung thư có thể lan tới gan, ruột, lá lách, xương, hạch bạch huyết.

Phát hiện các dấu hiệu từ sớm giúp tăng khả năng điều trị khỏi bệnh

Phát hiện các dấu hiệu từ sớm giúp tăng khả năng điều trị khỏi bệnh

Nếu được phát hiện và tiến hành điều trị ở giai đoạn 1, cơ hội sống trên 5 năm đối với bệnh nhân có thể lên tới 95%, nhưng tới giai đoạn 2 chỉ còn khoảng 70%, giai đoạn 3 còn khoảng 39% và tới giai đoạn 4 thì khả năng điều trị khỏi gần như không còn.

5. Phòng ngừa

Đối với phụ nữ, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cao, việc phòng ngừa có thể được thực hiện qua những thói quen:

  • Tập thể dục thể thao vừa sức, thường xuyên để tăng cường sức khỏe, đề kháng.
  • Ăn uống khoa học, lành mạnh, đủ chất.
  • Tránh các sản phẩm có nguy cơ gây bệnh. Đặc biệt, nếu sử dụng mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, cần chú ý tới thành phần của chúng, tránh những chất có hại như bột talc,...
  • Khám sức khỏe định kỳ: là việc làm cần thiết đối với mọi đối tượng để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe ngay từ giai đoạn sớm.

Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc có nhu cầu khám sức khỏe định kỳ, ung thư, quý khách hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC là đơn vị đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động, bệnh viện không chỉ quy tụ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao mà còn trang bị đầy đủ các loại máy móc hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189: 2012 và CAP (Hoa Kỳ), đảm bảo phục vụ cho công tác khám chữa bệnh đạt kết quả tốt nhất. 

Ngoài ra, quý khách có thể gọi tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn, hướng dẫn cách đặt lịch khám nhanh chóng tại MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.