Tin tức

Xét nghiệm bạch cầu giúp đánh giá chỉ số bạch cầu trong máu

Ngày 03/01/2020
Bạch cầu trong máu có vai trò phát hiện và tiêu diệt các vật lạ trong máu có nguy cơ gây bệnh cho cơ thể. Xét nghiệm bạch cầu thường thực hiện kết hợp trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, cho biết số lượng, tình trạng và các bất thường ở bạch cầu nếu gặp phải.

1. Bạch cầu là gì? Có vai trò thế nào trong cơ thể?

Bạch cầu là thành phần không thể thiếu trong máu người, giữ chức năng phát hiện và tiêu diệt các yếu tố lạ có nguy cơ gây bệnh xuất hiện trong máu khắp cơ thể. Không chỉ có 1 loại bạch cầu trong máu người, mà được phân thành các loại theo chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Bạch cầu trong máu, tùy theo chức năng nhiệm vụ của nó. Có thể phân các loại bạch cầu như:

  • Bạch huyết bào -T (T-lymphocytes): điều khiển hệ miễn dịch, diệt siêu vi khuẩn và các tế bào ung thư.

  • Bạch cầu trung tính: tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm nhiễm, xử lý các mô nếu bị tổn thương.

  • Bạch huyết bào - B (B-lymphocytes): sản sinh kháng thể.

  • Bạch cầu đơn nhân to, bạch huyết bào: chống lại viêm nhiễm và có liên quan đến sản sinh kháng thể.

Xét nghiệm bạch cầu thường nằm trong xét nghiệm phân tích máu

Xét nghiệm bạch cầu thường nằm trong xét nghiệm phân tích máu

2. Các chỉ số xét nghiệm bạch cầu

Xét nghiệm bạch cầu cần đưa ra các thông tin sau để đánh giá:

a. Số lượng bạch cầu WBC

Đây là chỉ số xét nghiệm máu cần thiết, cũng được đưa ra đầu tiên khi đọc kết quả tổng phân tích tế bào máu. Số lượng bạch cầu WBC là số bạch cầu có trong 1 đơn vị thể tích máu.

Số lượng bạch cầu trong máu là thông tin xét nghiệm quan trọng

Số lượng bạch cầu trong máu là thông tin xét nghiệm quan trọng

- Giá trị trung bình của WBC là 3.5-10.5 x `10^9 tế bào /L.

- Nếu số lượng bạch cầu vượt quá hay ít hơn mức trung bình này thì là dấu hiệu bất thường, có thể do bệnh lí về máu hoặc yếu tố tạm thời ảnh hưởng.

- Số lượng bạch cầu thường tăng khi cơ thể bị viêm nhiễm, mắc bệnh lý bạch cầu, hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính. Ngược lại, số lượng bạch cầu giảm khi cơ thể nhiễm virus, bệnh bạch cầu cấp, suy tủy xương,…

b. Các chỉ số xét nghiệm khác

Số lượng bạch cầu WBC là chỉ số quan trọng trong xét nghiệm bạch cầu, tuy nhiên để đánh giá chính xác bệnh lý thì cần dựa vào nhiều chỉ số xét nghiệm liên quan khác như: LYM, MONO, NEUT, EOS, BASO,…

- Chỉ số NEUT (Bạch cầu trung tính Neutrophil)

  • Chỉ số này tăng cao nếu người bệnh bị nhiễm trùng, các tình trạng tăng sinh tủy xương phản ứng hay tăng sinh tủy ác tính mạn tính, dùng corticoid, stress,…
  • Chỉ số này giảm khi bị nhiễm virus, thuốc ức chế miễn dịch, suy tủy hoặc hoặc hóa chất,…

- Chỉ số LYM (Bạch cầu Lympho - Lymphocyte)

  • Bình thường, giá trị LYM từ 19 - 48% (0.6-3.4 G/L).
  • Chỉ số LYM tăng trong trường hợp bệnh CLL, lao, bệnh Hogdkin, do nhiễm 1 số virus khác, nhiễm khuẩn mạn,…
  • Chỉ số giảm khi nhiễm HIV/AIDS, giảm miễn nhiễm, các ung thư, ức chế tủy xương do hóa chất trị liệu,…

Bệnh nhân ung thư bị giảm bạch cầu hạt

Bệnh nhân ung thư bị giảm bạch cầu hạt

- Chỉ số MONO (bạch cầu Mono - Monocyte)

  • Bình thường, giá trị MONO từ 4 - 8% ( 0-0.9 G/L).
  • Chỉ số MONO tăng trong chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn của nhiễm virus, rối loạn sinh tủy, bệnh bạch cầu dòng mono,…
  • Chỉ số MONO giảm trong trường hợp thiếu máu do ung thư các loại, suy tủy, sử dụng glucocorticoid,…

- Chỉ số EOS (Bạch cầu đa múi ưa acid - Eosinophil) 

  • Bình thường, giá trị EOS từ khoảng 0 - 7% (0 - 0.7 G/L).
  • Chỉ số EOS tăng trong bệnh dị ứng, nhiễm kí sinh trùng.

- Chỉ số BASO (bạch cầu đa múi ưa kiềm - Basophil)

  • Bình thường, giá trị BASO 0 - 2.5% (0 - 0.2G/L).
  • Giá trị này tăng trong Lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt,...

- Chỉ số LUC (Large Unstained Cells)

  • LUC có thể là các tế bào Lympho lớn hoặc các monocyte, các phản ứng hoặc các bạch cầu non. Giá trị LUC ở mức bình thường là 0 - 0,4% (0-0,4 g/l).
  • LUC tăng trong trường hợp: phản ứng sau phẫu thuật, bệnh bạch cầu, suy thận mạn tính, sốt rét, nhiễm một số loại virus,… Không phải nhiễm loại virus nào cũng gây tăng số lượng LUC.

Một số virus gây tăng chỉ số LUC trong máu

Một số virus gây tăng chỉ số LUC trong máu

3. Lưu ý khi xét nghiệm bạch cầu

Xét nghiệm số lượng bạch cầu trong máu và các chỉ số liên quan có thể được chỉ định thực hiện riêng biệt hoặc kết trong trong xét nghiệm tổng phân tích máu. Từ thông tin xét nghiệm đưa ra, bác sỹ có thể làm căn cứ để chẩn đoán bệnh chính xác, gợi ý xét nghiệm chẩn đoán khác để tìm ra bệnh lý thực sự. 

Các kết quả xét nghiệm máu nói chung và xét nghiệm bạch cầu nói riêng cũng giúp đánh giá tình trạng sức khỏe.

Khi xét nghiệm bạch cầu trong máu, cũng như xét nghiệm tổng phân tích máu, cần lưu ý rằng kết quả xét nghiệm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Đầu tiên là do sử dụng thuốc điều trị. Nếu đang uống thuốc điều trị, cần thông báo tới bác sỹ để tìm hướng tư vấn phù hợp và có thể dừng uống tạm thời để xét nghiệm. Không phải tất cả các loại thuốc đều làm ảnh hưởng đến kết quả, vì thế người bệnh cần thông báo trước khi tiến hành xét nghiệm máu.

Xét nghiệm máu có thể cần nhịn ăn

Xét nghiệm máu có thể cần nhịn ăn

Thông thường, người bệnh trước khi xét nghiệm máu cần nhịn ăn từ 8 - 12 giờ để đảm bảo kết quả các chỉ số thu được là chính xác nhất. Xét nghiệm bạch cầu riêng biệt có thể không cần nhịn ăn nhưng nếu xét nghiệm mỡ máu, đường huyết,… kết hợp thì bắt buộc phải nhịn ăn. Nhưng nếu chỉ xét nghiệm HIV, nhóm máu,… đơn thuần thì bệnh nhân không phải nhịn đói.

Ngoài ra, trước khi xét nghiệm, không được sử dụng những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… Những lưu ý khác sẽ được bác sỹ, y tá dặn dò trước khi lấy mẫu xét nghiệm. Hãy hỏi bác sỹ nếu có những thắc mắc liên quan.

Hi vọng qua bài viết này, MEDLATEC đã giúp bạn đọc hiểu hơn về xét nghiệm bạch cầu, ý nghĩa và các chỉ số xét nghiệm. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.