Tin tức

Vắc xin sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi và cần lưu ý gì?

Ngày 14/09/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Sởi - quai bị - rubella là ba căn bệnh dễ dàng lây lan qua đường hô hấp. Vắc xin kết hợp phòng ngừa ba bệnh này vừa rất tiện lợi, lại vừa giúp tạo ra kháng thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Vậy vắc xin sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi và dùng cho đối tượng nào?

1. Vì sao cần tiêm vắc xin phòng sởi - quai bị - rubella?

Trước khi tìm hiểu thông tin sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi, chúng ta hãy cùng lý giải tầm quan trọng của loại vắc xin này.

Sởi, quai bị, rubella đều là những loại bệnh do virus gây nên và có thể dễ dàng lây lan trong môi trường, thậm chí là bùng phát thành những đợt dịch lớn.

Những người có hệ miễn dịch yếu, chưa hoàn thiện hoặc chưa được tiêm phòng đầy đủ rất dễ bị mắc bệnh và có nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe, đặc biệt ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. 

Sởi, quai bị, rubella rất nguy hiểm với bà bầu, trẻ nhỏ

Sởi, quai bị, rubella rất nguy hiểm với bà bầu, trẻ nhỏ

Nguy cơ cụ thể của từng bệnh đối với sức khỏe con người là:

Sởi

Thường gây ra hiện tượng sốt, chảy nước mũi, ho khan trong thời gian dài cùng với viêm kết mạc mắt,... và đặc biệt điển hình là phát ban toàn thân. Biến chứng của bệnh có thể là viêm phổi, tổn thương não, nhiễm trùng tai, tử vong. Khi phụ nữ đang mang thai mà mắc sởi, có thể khiến cho thai nhi gặp phải nguy cơ dị dạng cao, chết lưu, sinh non hoặc sảy thai.

Quai bị

Được biểu hiện bằng các dấu hiệu dễ nhận thấy như đau, sưng vùng mang tai, đau cơ, đau đầu kèm với sốt, khó nhai,... Nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn tới biến chứng điếc, viêm màng não, sưng đau buồng trứng, tinh hoàn dẫn tới vô sinh. Khi thai phụ bị sởi, có thể khiến cho thai nhi sinh non, dị tật hoặc sảy thai, chết lưu.

Rubella

Có các triệu chứng điển hình là sốt nhẹ, viêm khớp và phát ban trên khắp cơ thể. Đối với thai phụ, đây là bệnh rất nguy hiểm bởi nếu nhiễm trong những tháng đầu, có thể khiến cho trẻ bị rubella bẩm sinh. Bệnh khiến trẻ chậm phát triển, dễ dị tật và đặc biệt là có tới 70 - 80% trẻ mắc tổn thương, dị tật ở xương, tim, thần kinh hoặc mắt,...

Bởi chúng nguy hiểm và có nguy cơ cao dẫn tới dị tật nên với những phụ nữ trong thời gian 3 tháng đầu mắc bệnh, thường sẽ được tư vấn cân nhắc chấm dứt thai kỳ.

2. Vắc xin sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi?

Dù đây là ba loại bệnh nguy hiểm và có thể dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe song chúng lại có thể phòng ngừa hiệu quả thông qua vắc xin sởi - quai bị - rubella.

Phụ nữ tuổi sinh sản cần hoàn thiện việc tiêm phòng ít nhất 3 tháng trước khi có bầu

Phụ nữ tuổi sinh sản cần hoàn thiện việc tiêm phòng ít nhất 3 tháng trước khi có bầu

Loại vắc xin được dùng phổ biến có tên là vắc xin 3 trong 1 MMR II, là dạng vắc xin sống, nhưng đã giảm độc lực của các loại virus, mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh cũng như diễn tiến nặng.

Ở Việt Nam, đây cũng là loại vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng nên rất dễ dàng trong chủng ngừa.

Vắc xin này được tiêm cho những đối tượng nào?

Loại vắc xin này có thể được dùng để tiêm cho cả trẻ em trên 1 tuổi và người lớn chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đầy đủ các mũi cơ bản. Đối với trường hợp người lớn từng mắc cả ba bệnh thì cần được kiểm tra, đánh giá khả năng miễn dịch để quyết định rằng có cần tiêm nhắc lại nữa hay không.

Vắc xin sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi?

Vắc xin này được tiêm với hai mũi cơ bản, tùy từng đối tượng mà thời điểm cũng như liều dùng khác nhau

- Đối với trẻ em: thời điểm tiêm cụ thể là:

  • Mũi 1: vào thời điểm trẻ từ 12 tới 15 tháng tuổi.
  • Mũi 2: vào thời điểm trẻ từ 4 - 6 tuổi. Tùy tình trạng mà có thể tiêm sớm hơn, tuy nhiên, cần cách mũi thứ nhất ít nhất là 28 ngày.
  • Việc tiêm sớm hơn, khoảng từ 9 tới 12 tháng tuổi chỉ được áp dụng trong trường hợp đặc biệt, đó là trẻ chưa có khả năng miễn dịch nhưng lại đang sống trong vùng dịch và cần được chỉ định của chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Nếu tiêm sớm vào thời điểm trẻ 9 tháng tuổi thì mũi thứ 2 sẽ được thực hiện khi trẻ được 15 - 18 tháng tuổi và mũi thứ 3 sẽ cách mũi 2 từ 3 tới 5 năm.

Trẻ có thể được chỉ định tiêm sớm hơn nếu nơi sinh sống có dịch mà trẻ chưa có miễn dịch

Trẻ có thể được chỉ định tiêm sớm hơn nếu nơi sinh sống có dịch mà trẻ chưa có miễn dịch

- Đối với những trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn:

Với hai đối tượng này, khi chưa có miễn dịch, cũng được chỉ định tiêm hai mũi cơ bản. Trong đó, mũi thứ nhất sẽ được tiêm vào thời điểm được chỉ định còn mũi thứ hai cách ít nhất 1 tháng so với mũi đầu.

Đặc biệt, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản cần hoàn tất các mũi tiêm trước thời điểm mang thai ít nhất là 3 tháng. Phụ nữ có thai là đối tượng chống chỉ định tiêm. Trường hợp tiêm xong mới phát hiện mang thai thì cần thông báo ngay cho bác sĩ được biết để có sự theo dõi và chăm sóc phù hợp.

Vắc xin này cũng có thể được tiêm cùng một số loại khác như: vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, phòng viêm gan B, phòng sốt vàng da.

3. Phản ứng có thể gặp khi tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella

Cùng với câu hỏi sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi hay sởi rubella tiêm mấy mũi, những phản ứng phụ có thể gặp cũng là điều nhiều người quan tâm. Theo đó:

  • Vùng tiêm có thể xuất hiện cảm giác đau nhẹ và thường tự khỏi trong thời gian 2 - 3 ngày mà không cần tới bất kỳ sự can thiệp y tế nào.
  • Sốt nhẹ hoặc phát ban, có thể xảy ra trong thời gian 7 tới 12 ngày sau tiêm và kéo dài trong 1, 2 ngày.
  • Có thể gặp hiện tượng viêm tuyến mang tai, viêm màng não vô khuẩn rất hiếm khi xảy ra.
  • Có thể gây đau khớp đối với nữ giới song không kéo dài.
  • Đau, khó chịu cơ, có thể ngứa hoặc nổi hạch bạch huyết.

Ngoài ra, còn có thể gặp cảm giác đau nhói, bỏng rát, xuất hiện ban đỏ hoặc cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay,...

Chỗ tiêm nhức, khó chịu có thể là hiện tượng hay gặp

Chỗ tiêm nhức, khó chịu có thể là hiện tượng hay gặp

Sau khi tiêm vắc xin xong, khách hàng cần lưu ý thực hiện những khuyến cáo gồm:

  • Ở tại nơi tiêm ít nhất 30 phút để được các bác sĩ theo dõi và xử trí hiện tượng phản vệ nếu có.
  • Tiếp tục theo dõi sau khi đã về nhà từ 24 - 48 giờ, nhất là với đối tượng trẻ em.
  • Không đè, chạm, không tự ý đắp lá, thuốc, chườm vào chỗ tiêm.
  • Nên mặc quần áo thoáng khí, thoải mái, mềm mại, tăng cường uống nước, với trẻ em còn bú, có thể cho bú nhiều hơn.
  • Nếu sốt hơn 38,5 độ, nên xin ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc hạ sốt.

Trong trường hợp gặp phải các dấu hiệu trầm trọng, chẳng hạn sốt cao mãi không dứt dù đã uống thuốc hạ sốt, phát ban, tiêu chảy kéo dài hoặc trẻ bỏ ăn, thở gấp, tím tái, co giật, li bì,... cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã xác định được vắc xin sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ tiêm vắc xin uy tín, an toàn thì có thể tham khảo dịch vụ tiêm chủng tại Hệ thống Y tế MEDLATEC.

MEDLATEC quy tụ đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ giỏi, cùng nhiều loại vắc xin nhập khẩu chất lượng cao, được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế, bao gồm cả vắc xin sởi quai bị rubella, đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của khách hàng.

Nếu cần được tư vấn sức khỏe hoặc đăng ký thăm khám, tiêm vắc xin sởi quai bị rubella tại MEDLATEC, quý khách hãy gọi tới Tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ đặt lịch.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.