Tin tức

Những nguy cơ nào có thể xảy ra khi sử dụng thuốc lợi tiểu?

Ngày 05/10/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Những loại thuốc lợi tiểu với tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu, tăng sự bài xuất nước của cơ thể và lợi niệu thì được gọi là thuốc lợi tiểu. Loại thuốc này được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau và  đóng vai trò trong điều trị một số bệnh lý, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây.

1. Tác dụng của thuốc lợi tiểu

Tác dụng chính là loại thuốc này giúp cho thận thực hiện quá trình đào thải nước và muối trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn và khiến cho hệ thống tuần hoàn, các khoảng gian bào giảm lượng nước thừa để đạt đến tỉ lệ bình thường, tốt cho sức khỏe. Cụ thể thuốc lợi tiểu, có thể sử dụng cho một số trường hợp sau:

Thuốc lợi tiểu có nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh cao huyết áp, bệnh thận và một số bệnh khác

Thuốc lợi tiểu có nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh cao huyết áp, bệnh thận và một số bệnh khác

- Người bị cao huyết áp: Một số bệnh nhân bị cao huyết áp buộc phải sử dụng một số thuốc giúp lợi tiểu để đẩy nhanh quá trình đào thải nước và muối thừa trong cơ thể.

- Người bị suy tim, xơ gan và một số bệnh thận: Các loại thuốc này khi đi vào cơ thể sẽ khiến cho thận bài tiết nhiều muối và nước hơn trong nước tiểu, điều đó khiến cơ thể buộc phải lấy nước từ các mạch máu để cân bằng lượng nước, muối trong cơ thể, giúp cho các mạch máu được giảm bớt áp lực. Điều này, giúp ích trong việc đào thải bớt nước và dịch thận quá tải với những người bị mắc chứng suy thận

- Người sử dụng quá liều hoặc ngộ độc aspirin (thuốc chống viêm): Khi sử dụng các loại thuốc này sẽ khiến cho nước tiểu có tính kiềm nên có có khả năng bài tiết được các chất chống viêm như aspirin ra khỏi cơ thể.

- Người bị tăng cân, người gặp phải các vấn đề liên quan đến rối loạn ăn uống, mắc chứng cuồng ăn cũng có thể sử dụng thuốc lợi tiểu trong liệu trình chữa bệnh của mình. 

2. Phân loại thuốc lợi tiểu hiện nay

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc lợi tiểu khác nhau, mỗi loại sẽ thuộc một nhóm thuốc riêng với các thành phần và chỉ định khác biệt. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Nhóm lợi tiểu thẩm thấu

Loại thuốc thường được sử dụng ở nhóm này là Manitol với liều lượng 5%, 10%, 20% hoặc 30%.

Các loại thuốc ở nhóm này có khả năng tan trong máu, được lọc tự do ở cầu thận và ít bị tái hấp thu ở ống thận. Vì vậy, thuốc này thường được chỉ định điều trị cho những người bị chứng suy thận cấp ở giai đoạn đầu, sử dụng cho một số trường hợp phẫu thuật thần kinh, giảm phù não. Thuốc còn giúp giãn nhãn áp trước và sau khi tiến hành phẫu thuật mắt.

Các thuốc giúp lợi tiểu có các nhóm thuốc đa dạng được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau để làm tăng hiệu quả

Các thuốc giúp lợi tiểu có các nhóm thuốc đa dạng được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau để làm tăng hiệu quả

Nhóm lợi tiểu ức chế carbonic anhydrase (C.A)

Các loại thuốc thường được sử dụng:  Acetazolamid, Fonurit, Methazolamide,…

Các thuốc giúp lợi tiểu thuộc nhóm ức chế C.A  hoạt động trên thận với khả năng tăng thể tích nước tiểu, kiềm hóa nước tiểu và làm bài tiết acid. Nên thường được chỉ định để tiến hành thải trừ một số chất như: Acid Uric, Aspirin,… có thể điều trị hiện tượng phù do tim. Đối với mắt, loại thuốc này giảm sự thành lập thể dịch và làm tăng nhãn áp ở bệnh nhân bị tăng nhãn áp.

Nhóm lợi tiểu quai

Các loại thuốc thường sử dụng: Lasix, Trofurit, Edecrin, Bumex,…

Các thuốc của nhóm này có tác dụng lợi tiểu mạnh nhất so với các loại thuốc khác được dùng khi cần lợi tiểu nhiều, bệnh nhân bị suy tim nặng hay phù phổi. Bên cạnh đó, thuốc còn được sử dụng cho bệnh nhân cao huyết áp giúp làm giảm và cân bằng huyết áp. Vì có tác dụng nhanh và mạnh nên thường sử dụng trong các trường hợp cấp cứu trong cơn phù phổi cấp, cơn tăng huyết áp.

Nhóm lợi tiểu Thiazid

Các loại thuốc thường được sử dụng: Hydrochlorothiazide, Chlorothiazide, Methyl Chlorothiazide,…

Nhóm thuốc giúp cho quá trình đào thải nước tiểu diễn ra vừa phải, có tác dụng giãn mạch, làm giảm Calci niệu,… Các loại thuốc của nhóm này được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân bị tăng huyết áp nhẹ nên cần mất vài tuần mới thấy được tác dụng của thuốc. Ngoài ra, còn được sử dụng trong chữa trị phù do tim, gan, thận và điều trị đái tháo nhạt do thận gây ra. 

Nhóm lợi tiểu tiết kiệm Kali 

Một số loại thuốc thường sử dụng: Amiloride, Triamterene, Spironolactone,…

Các loại thuốc của nhóm này có tác dụng lợi tiểu yếu nên thường được sử dụng kết hợp với thuốc lợi tiểu gây mất Kali để điều hòa kali huyết khi trị các hiện tượng phù và bệnh lý cao huyết áp. Bên cạnh đó, các loại thuốc lợi tiểu này còn giúp điều trị các triệu chứng của hội chứng Aldosteron khi bị u tuyến thượng thận nguyên phát và xơ gan thứ phát.

3. Nguy cơ từ tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu

Các thuốc giúp lợi tiểu có thể dễ dàng mua được mà không nhất thiết phải cần đơn thuốc của bác sĩ, khiến nhiều người tự ý mua và sử dụng khi nhận thấy cơ thể gặp một số vấn đề bất thường. Điều này vô cùng nguy hại vì có thể tạo ra một số tác dụng phụ không mong muốn, nguy hiểm hơn sẽ ảnh hưởng đến tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời. Một số tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu mà bạn có thể gặp phải nếu tự ý sử dụng:

  • Bệnh nhân dùng thuốc có thể bị mệt mỏi, chuột rút và có cảm giác chướng bụng.

  • Làm năng hơn một số bệnh như: bệnh tiểu đường, bệnh gout, suy giảm chức năng gan, gây vàng da… nếu sử dụng không đúng liều lượng.

  •  Sử dụng thuốc liều cao kéo dài với người cao tuổi, người có bệnh lý suy thận có thể gây nên tình trạng ù tai, điếc không thể hồi phục.

  •  Một số trường hợp sử dụng thuốc gây phản ứng dị ứng của cơ thể, suy thận cấp và rối loạn nhịp tim vô cùng nguy hiểm.

Lựa chọn khám và kiểm tra tại cơ sở uy tín, chất lượng như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Lựa chọn khám và kiểm tra tại cơ sở uy tín, chất lượng như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Để tránh gặp phải những tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu và sử dụng thuốc một cách khoa học, đem lại hiệu quả tốt nhất thì bạn không nên tự ý sử dụng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành kiểm tra tình trạng cơ thể và lựa chọn loại thuốc phù hợp. 

Nếu đang gặp các vấn đề về sức khỏe hãy chọn cho mình cơ sở y tế uy tín và chất lượng để thăm khám và điều trị. Đến với MEDLATEC bạn sẽ được đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, thực hiện khám lâm sàng và các xét nghiệm với công nghệ cao để chẩn đoán bệnh. Từ đó được tư vấn sử dụng các loại thuốc một cách an toàn, hiệu quả nhất. Mọi thông tin chi tiết bạn có thể ghé qua trang web của chúng tôi hoặc liên hệ qua số hotline: 1900 565656 để được tư vấn miễn phí bạn nhé!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.