Tin tức

Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Ngày 21/11/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Những năm gần đây, sự bùng phát trở lại của bệnh đậu mùa khỉ trên phạm vi toàn cầu đã khiến Tổ chức Y tế thế giới ra không ít khuyến cáo về việc đối phó và phòng ngừa bệnh. Bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ để biết cách chủ động phòng ngừa bảo vệ chính mình trước nguy cơ lây nhiễm bệnh lý này.

1. Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ là gì, ai có nguy cơ cao với bệnh?

1.1. Nguyên nhân gây nên bệnh đậu mùa khỉ

Virus monkeypox là tác nhân gây ra bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh lý này có mối liên hệ mật thiết đến việc tiếp xúc với virus gây bệnh qua người hoặc động vật chủ trung gian là một số loài gặm nhấm và khỉ.

Virus monkeypox là tác nhân gây nên bệnh đậu mùa khỉ

Virus monkeypox là tác nhân gây nên bệnh đậu mùa khỉ

Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ chính là do tiếp xúc với virus gây bệnh qua: máu, dịch tiết hoặc các tổn thương ở niêm mạc và da của người bệnh; tiếp xúc với giọt bắn hô hấp của người bệnh. Điều này có nghĩa là, bất cứ hoạt động tiếp xúc gần nào với mầm bệnh đều có thể bị lây nhiễm đậu mùa khỉ:

- Mắc bệnh do tiếp xúc với động vật bị đậu mùa khỉ

Các loài động vật gặm nhấm và khỉ nhiễm virus đậu mùa khỉ chính là trung gian lây bệnh nên nếu con người tiếp xúc với chúng dù gián tiếp hay trực tiếp thì đều có thể lây bệnh. 

Điển hình nhất cho việc lây bệnh là tiếp xúc với mủ, máu, thịt, mô của động vật chứa virus đậu mùa khỉ. Ngoài ra, nếu ăn thịt động vật bị nhiễm đậu mùa khỉ chưa nấu chín kỹ thì đây cũng là nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ ở người.

- Mắc bệnh do tiếp xúc với người bị đậu mùa khỉ

Có tiếp xúc trực tiếp và gần gũi với người đang mắc bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể khiến người bình thường bị lây bệnh. Đặc biệt, nếu tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương da do mắc đậu mùa khỉ thì nguy cơ lây nhiễm càng nhanh. 

Việc nắm bắt được các con đường lây nhiễm là nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở người sẽ giúp mỗi cá nhân chủ động thực hiện biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nguy cơ bị lây bệnh. 

1.2. Đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh đậu mùa khỉ

Từ các nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ nêu trên có thể thấy rằng, các trường hợp sau đây sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh lý này:

- Người có tiếp xúc gần hoặc sống chung với người đang bị đậu mùa khỉ.

- Người thường xuyên tiếp xúc với động vật thuộc nhóm tác nhân trung gian lây truyền đậu mùa khỉ.

- Nhân viên y tế không thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi thăm khám và điều trị cho bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ.

Các con đường lây nhiễm là nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở người

Các con đường lây nhiễm là nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở người

Các trường hợp có hệ miễn dịch yếu, trẻ nhỏ bị đậu mùa khỉ thường có triệu chứng nghiêm trọng hơn và thuộc nhóm có thể tử vong do biến chứng của bệnh lý này. Những người đã tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa nếu bị bệnh đậu mùa khỉ thì triệu chứng thường đơn giản hơn và tránh được nguy cơ biến chứng.

2. Chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ bằng cách nào?

Biết được nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ thì sẽ biết cách phòng ngừa tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh lý này:

- Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người:

+ Không tiếp xúc da - da, tiếp xúc gần với người có triệu chứng nghi ngờ đậu mùa khỉ hoặc đang bị đậu mùa khỉ.

+ Không tiếp xúc với bất cứ đồ dùng nào của người bị bệnh đậu mùa khỉ.

+ Luôn chú ý sát trùng tay khi tiếp xúc với các bề mặt có nghi ngờ chứa virus gây bệnh.

- Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh từ động vật

+ Không nên tiếp xúc với loài linh trưởng, động vật gặm nhấm, nhất là động vật đã bị chết do bệnh.

+ Cách ly động vật nuôi có nghi ngờ nhiễm bệnh với động vật khác và theo dõi triệu chứng của bệnh trong 30 ngày nếu không thấy xuất hiện triệu chứng đậu mùa khỉ thì mới chấm dứt cách ly.

+ Chỉ ăn thịt từ động vật rõ nguồn gốc, được kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm và cần phải nấu chín kỹ.

3. Không nên hoang mang với bệnh đậu mùa khỉ

Sự xuất hiện của ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở nước ta trong thời gian gần đây khiến không ít người hoang mang tìm hiểu nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ và lo lắng về nguy cơ lây bệnh. Mặc dù có rất nhiều cách thức để bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm sang người bình thường nhưng cũng không nên quá lo lắng, hoang mang trước bệnh lý này vì:

Khuyến cáo thực hiện phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Khuyến cáo thực hiện phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

- Đây không phải là căn bệnh lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử y học. Trước đó, bệnh đã từng được xóa sổ vào những năm 1980 nên các chuyên gia y tế đã có nghiên cứu và biết cách đối phó với bệnh lý này.

- Tuy bệnh có khả năng lây nhiễm nhưng khó lây qua tiếp xúc thông thường mà chủ yếu lây qua tiếp xúc gần với người bệnh.

- Bệnh đậu mùa khỉ không lây qua không khí vì nó chỉ lây qua giọt bắn hô hấp có kích thước lớn và phạm vi tiếp xúc gần.

- Tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ thấp hơn so với thủy đậu. Hiện mới phát hiện ra 2 chủng gây đậu mùa khỉ ở Congo và Tây Phi nhưng chủng ở Tây Phi tỷ lệ tử vong chỉ khoảng 1%.

Nguyên nhân gây tử vong khi bị đậu mùa khỉ chủ yếu là do bội nhiễm vi khuẩn vì chăm sóc, vệ sinh da trong thời gian nhiễm bệnh không được thực hiện tốt nên người bệnh bị nhiễm trùng huyết, viêm đa cơ quan. Nhìn chung, các trường hợp tử vong là do biến chứng chứ không phải do bị đậu mùa khỉ.

Hy vọng, những thông tin phân tích về nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ trên đây sẽ là nguồn tham khảo có ích để quý khách hàng có thể áp dụng tốt các biện pháp phòng tránh hiệu quả bệnh mùa khỉ. Bên cạnh việc chủ động phòng ngừa của mỗi cá nhân thì việc tuyên truyền để nâng cao ý thức cộng đồng trong thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh cũng là việc nên làm. Nếu thực hiện tốt điều này thì sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro lây nhiễm đậu mùa khỉ trong cộng đồng, tránh tạo gánh nặng cho chăm sóc y tế và nguy cơ gây tổn hại đến kinh tế xã hội.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.