Tin tức

Hướng dẫn các bước sơ cứu gãy xương chi tiết nhất

Ngày 31/03/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Sơ cứu gãy xương kịp thời và đúng cách là rất quan trọng để phòng tránh các di chứng, thậm chí là để bảo vệ tính mạng. Dưới đây là hướng dẫn các bước sơ cứu khi bị gãy xương cụ thể và chi tiết nhất.

1. Gãy xương là gì?

Để có cách sơ cứu gãy xương cho đúng, bạn cần biết gãy xương là gì. Theo đó, đây là tình trạng xương bị mất liên tục theo nhiều dạng khác nhau, có thể là theo chiều dọc hoặc ngang, có thể là bị gãy thành nhiều phần. Nguyên nhân gây gãy xương có thể là do bệnh lý (loãng xương, viêm xương tủy, ung thư xương,…) hoặc do tai nạn, chấn thương trong khi làm việc, tập luyện, điều khiển phương tiện giao thông,…

Các dấu hiệu nhận biết gãy xương bao gồm:

  • Đau tại vị trí xương bị gãy và cảm giác đau nhói tăng lên khi cử động.
  • Xuất hiện cử động bất thường tại vị trí tổn thương.
  • Xuất hiện vết bầm tím và sưng nề tại vùng bị gãy xương.
  • Xương bị gãy gồ lên ở dưới da, có thể nhìn thấy và sờ được.
  • Xương bị gãy đâm xuyên qua da, gây ra vết thương hở và chảy máu. 
  • Nếu cử động sẽ cảm thấy lạo xạo xương hoặc rắc rắc. 
  • Khả năng vận động bị giảm hoặc mất hoàn toàn.

Gãy xương khiến nạn nhân đau đớn, giảm hoặc mất khả năng vận động

Gãy xương khiến nạn nhân đau đớn, giảm hoặc mất khả năng vận động

2. Khi nào cần sơ cứu gãy xương?

Mục đích của sơ cứu gãy xương là hạn chế đến mức tối đa mức độ thương tổn cho người bị, từ đó phòng tránh được các di chứng sau này cũng như đảm bảo an toàn cho tính mạng. Trong mọi trường hợp gãy xương đều cần sơ cứu kịp thời, đặc biệt trong một số trường hợp sau cần phải thực hiện sơ cứu gãy xương cho nạn nhân nhanh chóng và gọi cấp cứu càng sớm càng càng tốt.

  • Nạn nhân không thể cử động kèm theo dấu hiệu khó thở, không thở được.
  • Xương gãy đâm xuyên qua da khiến nạn nhân bị chảy máu nhiều.
  • Cảm giác chi ngắn lại, biến dạng và các ngón tay/ chân tê liệt, xanh tím. 
  • Vị trí chấn thương bị bầm tím, sưng nề và đau khi chạm vào hoặc cử động.
  • Nghi ngờ nạn nhân bị gãy xương cổ, đầu hoặc lưng.
  • Nạn nhân giảm hoặc không thể cử động, vận động.
  • Nạn nhân bị sốc với các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu,… thường xảy ra khi bị gãy xương chậu, gãy xương đùi,…

3. Hướng dẫn sơ cứu gãy xương

Sơ cứu gãy xương bao gồm cố định vị trí xương bị gãy, giảm đau và giảm sốc cho nạn nhân. Đồng thời, hạn chế các tình huống phát sinh có thể khiến nạn nhân càng thêm nguy hiểm trong lúc chờ đợi dịch vụ y tế khẩn cấp.

Nguyên tắc khi sơ cứu gãy xương

Nguyên tắc chung khi sơ cứu cho nạn nhân bị gãy xương trong mọi tình huống là giữ cho phần xương bị gãy bất động. Tiếp đến, thực hiện cầm máu nếu như gãy xương hở và nạn nhân bị chảy máu nhiều. Ngoài ra, có thể thực hiện giảm đau cho nạn nhân trong trường hợp nạn nhân bị đau. Tất cả những việc này sẽ giúp chống sốc (sốc do đau, sốc do mất máu) cho nạn nhân và phòng tránh nguy cơ tử vong.

Nguyên tắc khi sơ cứu gãy xương là phải hạn chế thấp nhất mức độ thương tổn cho nạn nhân

Nguyên tắc khi sơ cứu gãy xương là phải hạn chế thấp nhất mức độ thương tổn cho nạn nhân

Các bước sơ cứu gãy xương

Trong lúc chờ đợi dịch vụ y tế khẩn cấp, bạn có thể sơ cứu gãy xương cho nạn nhân theo các bước sau.

  • Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân thông qua nhịp thở, nhịp đập của mạch và trạng thái (tỉnh táo, lơ mơ hay kích động). Đồng thời, đánh giá mức độ thương tổn của mạch máu và các cơ quan, bộ phận ngay tại vị trí xương bị gãy bằng cách quan sát và sờ tay nhẹ.
  • Sử dụng nẹp hoặc cây gỗ, thanh tre để cố định xương bị gãy. Lưu ý là nẹp sẽ được cố định ở phần phía trên và phía dưới xương bị gãy, đảm bảo nẹp chắc chắn và dính chặt vào chi hoặc cơ thể thành một khối. Nếu xương gãy hở thì nắn chỉnh xương lại đúng vị trí, sau đó cầm máu, băng vết thương rồi mới thực hiện nẹp. Lưu ý là lót một tấm vải hoặc gạc lên xương và nẹp để vết thương không bị viêm nhiễm. 
  • Trường hợp gãy xương tay chân thì sẽ cố định tay chân ở tư thế cơ năng, tức là tay gập 90 độ và chân duỗi thẳng. 
  • Sau khi cố định xương bị gãy thì kiểm tra lại mạch máu bên dưới điểm cố định để xem máu có lưu thông hay không. Nếu thấy phần dưới này bị tím tái thì khả năng cao là máu lưu thông kém, cần phải chỉnh sửa lại nẹp. 
  • Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý là hạn chế xê chuyển nạn nhân và chạm vào vùng cơ thể bị chấn thương, gãy xương. 

Nếu gãy xương hở thì vệ sinh và cầm máu trước khi thực hiện nẹp cố định xương

Nếu gãy xương hở thì vệ sinh và cầm máu trước khi thực hiện nẹp cố định xương

Lưu ý khi sơ cứu gãy xương

Ngoài việc tuân thủ các bước sơ cứu gãy xương như hướng dẫn trên thì bạn cũng đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng dưới đây để đảm bảo an toàn cao nhất cho nạn nhân. 

  • Nếu nghi ngờ nạn nhân bị gãy xương ở vùng đầu, cổ, lưng thì không nên di chuyển nạn chân mà hãy để nạn nhân tạm thời nằm im. 
  • Khi cố định xương bị gãy, trường hợp không rõ kỹ thuật nắn chỉnh thì không nên kéo xương về trục thẳng vì việc này có thể khiến nạn nhân đau đớn và bị sốc do đau. 
  • Sau khi cố định xương bị gãy thì phải kiểm tra mạch máu ở phía dưới để đảm bảo máu tuần hoàn tốt, tránh tình trạng máu không lưu thông đến, gây tím tái và hoại tử.
  • Với vết thương hở và chảy máu thì cần vệ sinh vết thương và cầm máu trước, sau đó mới tiến hành cố định xương. 
  • Nếu xương bị gãy và lộ ra ngoài thì không được đặt nẹp trực tiếp lên xương mà phải lót vải, gạc, băng vào đầu xương và nẹp trước, sau đó mới thực hiện cố định xương. 
  • Không nên cởi quần áo của nạn nhân, trường hợp buộc phải cởi thì phải cởi nhẹ nhàng từ bên không bị gãy qua. Tốt nhất vẫn là dùng dao kéo để cắt quần áo, giúp vết thương lộ ra.

Sau khi sơ cứu gãy xương thì nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Sau khi sơ cứu gãy xương thì nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất 

Trên đây là những hướng dẫn sơ cứu gãy xương cụ thể và chi tiết nhất để bạn tham khảo và áp dụng. Để được tư vấn thêm, hoặc có nhu cầu khám và điều trị bệnh lý xương khớp, bạn có thể đến gặp bác sĩ Chuyên khoa Cơ Xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Quý khách cũng có thể tiết kiệm thời gian sử dụng dịch vụ bằng cách gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để đặt lịch khám trước. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.