Tin tức

HgB trong xét nghiệm máu là gì? Cách kiểm soát chỉ số HgB tại nhà

Ngày 25/03/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
HgB là chỉ số thường xuất hiện trong xét nghiệm máu có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Vậy chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì? Làm thế nào để duy trì và kiểm soát chỉ số HgB tại nhà?

1. Chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì? 

Mặc dù hầu hết các cơ sở y tế sẽ giải thích với bệnh nhân chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì trước hoặc sau khi thực hiện nhưng bạn vẫn nên tìm hiểu để chủ động hơn khi kiểm tra sức khỏe. 

Chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì? HgB hay Hb đều là chữ viết tắt của Hemoglobin - Một loại protein có trong tế bào hồng cầu. Nhiệm vụ chính của HgB là nhận oxy từ phổi rồi vận chuyển đi khắp cơ thể. Để kiểm tra sự tồn tại của Hb trong máu, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân xét nghiệm hoặc điện di Hemoglobin. 

HgB là huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu - Hemoglobin

HgB là huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu - Hemoglobin

Vậy chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số HgB trong xét nghiệm máu dùng để xác định số lượng Hemoglobin có trong một thể tích máu. Nếu chỉ số HgB nằm ngoài giới hạn bình thường chứng tỏ cơ thể đang có những vấn đề bất thường cần được xử lý sớm. 

2. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm HgB 

Xét nghiệm HgB thường được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ hoặc những trường hợp có nhu cầu khám sức khỏe tổng quát. Thông qua kết quả, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng cơ thể của người xét nghiệm có đang bị thiếu máu hay gặp vấn đề gì bất thường hay không.

Chỉ số HgB bình thường

Hàm lượng Hemoglobin trong máu có thể thay đổi tùy theo giới tính. Giá trị HgB bình thường ở cơ thể khỏe mạnh sẽ bao gồm:

  • Đối với nam giới, chỉ số Hb dao động trong khoảng từ 13 - 18 g/dl. 
  • Đối với nữ giới, chỉ số Hb thường thấp hơn, trong khoảng từ 12 -16 g/dl. 

Ngoài ra, trẻ em hoặc phụ nữ mang thai, người cao tuổi, chỉ số HgB trong máu thường là 11 - 14 g/dl. 

Nếu chỉ số HgB <8 g/dl thì bệnh nhân được chỉ định truyền máu

Nếu chỉ số HgB <8 g/dl thì bệnh nhân được chỉ định truyền máu

Chỉ số HgB cao

Chỉ số HgB trên 18 g/dl với nam và trên 16 g/dl đối với nữ giới thì được đánh giá cao hơn bình thường. Hàm lượng Hemoglobin trong máu tăng có thể xảy ra với những bệnh nhân bị mất nước, thiếu máu, chảy máu, mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và phổi hoặc các phản ứng gây hiện tượng tan máu.

Chỉ số HgB thấp 

Để chẩn đoán thiếu máu, bác sĩ sẽ dựa vào 3 chỉ số là HgB (Hemoglobin), HCT (Hematocrit) và RBC (Số lượng hồng cầu). Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu nếu xét nghiệm HgB cho kết quả: 

  • Nam giới: Chỉ số HgB <13 g/dl. 
  • Nữ giới: Chỉ số HgB <12 g/dl. 
  • Phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em: Chỉ số HgB <11 g/dl. 

Nếu chỉ số HgB <8 g/dl thì bệnh nhân sẽ được chỉ định truyền máu. Những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thể hiện qua chỉ số HgB gồm thiếu sắt, cơ thể không được cung cấp đủ vitamin B12 gây thiếu máu ác tính, thiếu máu bất sản (tế bào máu không được tạo ra kịp), mất máu,… 

Ngoài ra, bệnh nhân bị vấn đề về tủy xương, gan, thận, u đường tiêu hóa, bệnh bạch cầu, rối loạn phản ứng viêm,… cũng có thể dẫn đến thiếu máu. Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh là đối tượng thường bị thiếu máu do nhu cầu cơ thể tăng nhưng lượng sắt và dinh dưỡng cung cấp không đủ. 

Không chỉ thiếu máu, chỉ số HgB thấp hơn bình thường còn có thể do nhiều nguyên nhân khác, bao gồm: 

  • Số lượng tế bào máu được tạo mới thấp.
  • Không cung cấp đủ chất dinh dưỡng để tạo máu. 
  • Tế bào hồng cầu bị phá hủy sớm hoặc với tốc độ nhanh chóng dẫn đến các tế bào mới không thể tạo ra kịp. 
  • Vết thương hở dẫn đến mất máu. 
  • Hiến máu liên tục. 
  • Máu kinh ra nhiều mỗi khi đến chu kỳ.

Hiến máu quá thường xuyên cũng có thể dẫn chỉ số Hemoglobin thấp

Hiến máu quá thường xuyên cũng có thể dẫn chỉ số Hemoglobin thấp

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả Hemoglobin trong máu 

Kết quả xét nghiệm chỉ số HgB có thể chênh lệch do tác động của một số yếu tố sau: 

  • Nhân viên y tế để garo quá lâu mới tiến hành lấy máu dẫn đến hiện tượng cô đặc. 
  • HgB tăng giả do số lượng bạch cầu và mỡ trong máu. 
  • Người xét nghiệm thường xuyên hút thuốc hoặc sống trong môi trường có nhiều khói thuốc lá thời gian dài. 
  • Những người sống ở vùng cao, xét nghiệm HgB thường cho giá trị cao hơn người sống ở vùng đồng bằng. 
  • Kỹ thuật lấy máu sai khiến tế bào máu bị vỡ. 
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc như Gentamycin, Methyldopa, Apresoline, Aspirin,… 

4. Cách để kiểm soát chỉ số Hemoglobin trong máu ở mức ổn định 

Khi chỉ số HgB trong máu nằm ngoài khoảng bình thường đều thể hiện tình trạng cơ thể đang có vấn đề bất ổn. Để tránh tình trạng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau: 

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ chất, tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt và acid folic như cá, thịt bò, trứng, sữa, chế phẩm từ sữa, đậu nành, chế phẩm từ đậu nành, các loại rau xanh,… Đồng thời bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch và tăng khả năng hấp thụ sắt.
  • Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày, cân đối giữa thời gian làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước và ngủ đủ giấc sẽ tốt cho quá trình lưu thông máu. 
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng nếu quá trình bổ sung qua thực phẩm không đáp ứng được nhu cầu cơ thể hoặc bệnh nhân đang bị thiếu máu. 
  • Khám sức khỏe định kỳ và thực hiện xét nghiệm máu để theo dõi tình trạng cơ thể đồng thời phát hiện sớm thiếu máu để từ đó xây dựng chế độ chăm sóc và lên phương án điều trị (nếu có) hiệu quả hơn. 

Hiện nay, các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là nơi bạn có thể yên tâm thực hiện xét nghiệm máu hoặc thăm khám tổng quát định kỳ. Tại đây, nếu khách hàng muốn hiểu rõ hơn chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì hay bất kỳ câu hỏi nào về chăm sóc sức khỏe, bác sĩ chuyên khoa sẽ hỗ trợ giải đáp cụ thể. 

Khám tổng quát định kỳ và xét nghiệm HgB để sớm phát hiện thiếu máu

Khám tổng quát định kỳ và xét nghiệm HgB để sớm phát hiện thiếu máu

Ngoài ra, khách hàng còn có thể thực hiện xét nghiệm máu hay các xét nghiệm theo dõi sức khỏe khác ngay tại nhà qua dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC. Để đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 565656 của MEDLATEC, sẽ có nhân viên hỗ trợ 24/7. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.