Tin tức

Chuyên gia tư vấn cách nhận biết và phòng tránh Ebola

Ngày 23/11/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Y học hiện đại đã phát triển với nhiều loại vắc xin phòng ngừa, nhưng Ebola vẫn luôn được đánh giá là một trong các căn bệnh truyền nhiễm khó kiểm soát. Tuy hiếm gặp nhưng một khi đã bùng phát thành dịch thì nguy cơ gây tử vong cao đến 90%. Hãy cùng các chuyên gia đến từ MEDLATEC tìm hiểu cách nhận biết và phòng tránh bệnh Ebola virus dưới đây.

1. Tổng quan về bệnh

Ebola xuất hiện lần đầu tiên trong các thông cáo chính thức từ khoảng năm 1976 khi có hai đợt dịch bệnh bùng phát tại các quốc gia Trung Phi. Các chuyên gia y tế cộng đồng đã ngay lập tức bắt tay vào nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh và tìm ra một chủng virus hoàn toàn mới.

Virus Ebola là gì?

Đây là một loại virus thuộc chi Ebolavirus. Chủng virus này có khả năng kí sinh, gây bệnh và lây nhiễm sang đối tượng khác cho người và các giống linh trường như khỉ, tinh tinh, khỉ đột, vượn,... 

Theo lịch sử nghiên cứu y khoa thì loại virus này được chính thức tìm thấy tại châu Phi và từ đây chúng đã tự tạo thành các gốc di truyền khác nhau hay còn gọi là các chủng virus mới. Nhiều nhà khoa học đang ủng hộ ý kiến một số loài dơi ăn quả châu Phi là động vật nguồn phát tán virus.

Hình thái của virus Ebola

Hình thái của virus Ebola

Ebola là bệnh gì?

Ebola còn được gọi là sốt xuất huyết Ebola (tên tiếng Anh viết tắt là EVD), có cơ chế tương tự như các bệnh sốt xuất huyết thông thường nhưng nguyên nhân là do virus Ebola.

Các virus này khi xâm nhập được vào cơ thể con người sẽ tác động nghiêm trọng đến hệ miễn dịch và nhiều cơ quan khác nhau. Bệnh nhân sẽ giảm khả năng tự đông máu vốn có hoặc thậm chí là máu không đông được dẫn đến việc cơ thể xuất huyết nghiêm trọng, không kiểm soát, sốc và dẫn đến tử vong. Các nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ tử vong của EVD có dao động từ 50 đến 90% không phân biệt người có bệnh lý nền hay không.

2. Các con đường lây truyền Ebola cần tránh

Trên thực tế, các chuyên gia y tế đã khẳng định Ebola gần như không có khả năng lây nhiễm qua các đường tiếp xúc thông thường. Môi trường không khí cũng không phải đường trung gian lây bệnh. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc Ebola khó lây nhiễm hơn các bệnh khác. Dưới đây là các con đường bệnh có thể lây truyền ra cộng đồng mà đa số mọi người thường chủ quan:

  • Nếu một người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể của bệnh nhân thì có khả năng lây nhiễm rất cao. Thậm chí các vật dụng như kim tiêm đã tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người bệnh cũng có thể trở thành vật trung gian lây nhiễm. Một số loại dịch tiết đặc thù truyền bệnh có thể kể đến như mồ hôi, nước mắt, sữa mẹ hoặc tinh dịch,...

Kim tiêm đã dính máu và dịch cơ thể người bệnh cũng có thể là trung gian lan truyền virus

Kim tiêm đã dính máu và dịch cơ thể người bệnh cũng có thể là trung gian lan truyền virus

  • Các loại chất thải, chất bài tiết của bệnh nhân tuy có tỷ lệ truyền bệnh thấp hơn dịch tiết nhưng vẫn có thể lây nhiễm bệnh ra cộng đồng.

  • Các vật dụng như găng tay, khẩu trang, áo choàng, kính bảo hộ của các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Ebola cũng có thể phát tán virus từ người này sang người khác.

  • Các bệnh nhân đã được chẩn đoán khỏi bệnh vẫn có thể có khả năng lây nhiễm cho người khỏe mạnh. Lý do là vì virus Ebola còn tồn tại trong máu và dịch tiết của họ đến vài tuần sau khi khỏi bệnh.

3. Bệnh có thể lây từ động vật sang người được không?

Bệnh sốt xuất huyết chủng này thường lan truyền ra cộng động từ người sang người, tuy nhiên các loài động vật cũng có thể lây bệnh sang cho người. Cụ thể, các nhà khoa học đang cho rằng nguồn lây Ebola lần đầu tiên sang người là động vật. Nếu một người khỏe mạnh tiếp xúc với chất dịch cơ thể của một con vật đang nhiễm virus như máu, phân hay nước tiểu thì người này cũng nhiễm virus và lây bệnh.

Những người có nguy cơ cao nhất bị nhiễm Ebola từ động vật là người tham gia giết mổ hoặc ăn thịt động vật hoang dã chưa được làm chín. Một số nhà thám hiểm, động vật học có tiếp xúc với phân hoặc nước tiểu của các loài dơi sống sâu tại quần thể các động sâu trong rừng cũng có thể nhiễm bệnh mà không biết.

Dơi, khỉ và một số loài động vật hoang dã có thể là truyền bệnh Ebola

Dơi, khỉ và một số loài động vật hoang dã có thể là truyền bệnh Ebola

Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được vết cắn từ động vật hay côn trùng có thể lây bệnh. Dù vậy nếu chúng ta gặp tình trạng này và nghi ngờ đã bị nhiễm thì nên nhờ đến sự tư vấn của các nhân viên y tế gần nhất.

4. Các dấu hiệu nhận biết bệnh Ebola

Sau khi một người bình thường đã bị nhiễm virus thì các triệu chứng ban đầu của bệnh có thể xuất hiện trong vòng 2 đến 21 ngày. Tuy nhiên, đa số ca mắc xuất hiện dấu hiệu khởi phát trong khoảng thời gian 8 đến 10 ngày. 

Các triệu chứng ban đầu của bệnh Ebola bao gồm:

  • Sốt, đau đầu từ nhẹ đến dữ dội.

  • Thường xuyên cảm thấy cơ thể bị nhức mỏi, uể oải.

  • Thường xuyên buồn nôn và ói sau ăn.

  • Có thể xuất hiện một số dấu hiệu suy giảm chức năng gan và thận như bị đỏ mắt, có vết ban hoặc mẩn ngứa sưng đỏ, tức ngực,...

  • Bệnh nhân bị giảm cân nhẹ.

Vết phát ban của bệnh nhân Ebola

Vết phát ban của bệnh nhân Ebola

Khi tiến triển đến khoảng giai đoạn giữa, người bệnh có thể thấy xuất hiện thêm triệu chứng của đau dạ dày và tiêu chảy. Trường hợp tiêu chảy do Ebola là trường hợp tiêu chảy có kèm máu do xuất huyết trong khoang bụng. Bệnh càng phát triển nặng thì càng xuất huyết tại nhiều nơi trên cơ thể như tụ máu dưới da, chảy máu từ chân răng, âm đạo, hậu môn, tai và mắt. Máu thường chảy với các tính chất khó cầm máu, khó kiểm soát.

Một số đối tượng có thể xuất hiện triệu chứng khác như: nấc cụt, cảm cúm, sốt rét, sốt thương hàn,... Với các dấu hiệu có thể nhầm lẫn với Ebola này thì người bệnh nên đến trực tiếp cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Tránh các trường hợp tự chẩn đoán, chữa tại nhà bằng các phương pháp dân gian hoặc truyền miệng.

MEDLATEC đã vừa cung cấp cho các bạn độc giả cẩm nang nhận biết cũng như phòng tránh dịch Ebola. Nếu các bạn đang nghi ngờ mình hoặc người thân có nguy cơ lây nhiễm bệnh này hãy đến ngay các cơ sở y tế của MEDLATEC hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Đường dây nóng 1900 56 56 56 của chúng tôi sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ tất cả các vấn đề liên quan đến Ebola 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.