Tin tức

Bệnh cúm gia cầm H5N1: Nguyên nhân, biểu hiện và biến chứng

Ngày 30/11/2023
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Bệnh cúm gia cầm H5N1 trong quá khứ đã từng bùng phát thành đại dịch, bắt nguồn từ gia cầm và sau đó lây sang cho con người. Khi mắc phải cúm gia cầm H5N1, bệnh nhân sẽ bị sốt cao, ho, mệt mỏi, hôn mê, đau nhức toàn thân,... Sau đó bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng như suy đa tạng, tổn thương hệ hô hấp, bội nhiễm tai mũi họng và tử vong. 

1. Bệnh cúm gia cầm H5N1 do đâu gây nên?

Bệnh cúm gia cầm H5N1 là do phân nhóm H5N1 của virus cúm A gây nên. Loại virus này thường trú ngụ trong các loài gia cầm, động vật có vú và lây cho con người.

Độc lực của virus cúm A/H5N1 rất cao, khi cơ thể bị nhiễm phải virus này sẽ gây ra những triệu chứng diễn tiến phức tạp. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, thường là do:

  • Ăn trứng và thịt gia cầm chưa được nấu chín.
  • Những nơi bán trứng, gia cầm và các khu chợ trời không đảm bảo vệ sinh.
  • Sinh sống gần những trang trại lợn và gia cầm khiến virus có cơ hội gia tăng nhanh chóng. 

Bệnh cúm gia cầm H5N1 trong quá khứ đã từng bùng phát thành đại dịch

Bệnh cúm gia cầm H5N1 trong quá khứ đã từng bùng phát thành đại dịch

Lý do virus cúm A/H5N1 trở thành “sát thủ” nguy hiểm và khiến nhân loại phải đặc biệt quan tâm là vì:

  • Đây là chủng virus có khả năng cho ra đời các biến thể với tốc độ rất nhanh, có thể chứa nhiều gen của nhiều loài động vật khác nhau.
  • Virus do chim đào thải qua đường phân và tồn tại trong phân chim tới 10 ngày. Sức sống mãnh liệt của virus kèm theo tập tính của các đàn chim di cư khiến cho virus cúm A/H5N1 trở nên dễ lây lan và nguy hiểm hơn bao giờ hết.
  • Loại virus này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người. Theo đó, H5N1 được phân thành 2 nhóm là: virus độc lực cao (LPAI) và virus độc lực thấp (HPAI).
  • Virus có thể lây từ gia cầm sang con người và lây từ người sang người, dễ phát triển thành đại dịch.
  • Virus có khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường bên ngoài. Thông thường nó sẽ chết ở nhiệt độ 600 độ C (trong 30 phút) hoặc 56 độ C (trong 3 giờ). Các chất tẩy rửa như iodin, formalin có thể đánh bay virus. Nhưng những nhóm virus độc lực cao thì thời gian sống sót của chúng ở ngoài môi trường sẽ lâu hơn (thậm chí là 35 ngày ở mức 40 độ C). Nếu cho cấp đông virus, nó có thể tồn tại trong hàng nhiều năm.

2. Triệu chứng của bệnh cúm gia cầm H5N1 qua các giai đoạn

2.1. Triệu chứng của bệnh

Giai đoạn khởi phát:

Sau khi ủ bệnh thì bệnh nhân sẽ có triệu chứng sốt cao đột ngột, mệt mỏi và đau nhức toàn thân, uể oải, chán ăn.

Giai đoạn toàn phát:

Khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện, rất nhanh những biểu hiện của bệnh sẽ dần tiến triển và bộc lộ rõ hơn:

  • Ho nhiều hơn, ho khan và cả ho có đờm.
  • Liên tục bị sốt cao.
  • Tác động lên hệ thần kinh trung ương: rối loạn ý thức, giảm tỉnh táo, trí nhớ giảm, mệt mỏi, đau rát họng, đỏ và nóng da, hôn mê,...
  • Đau đầu, đau thái dương, đau hốc mắt, đau xương khớp, toàn thân đều đau nhức.

Khi những dấu hiệu trên xuất hiện thì bệnh nhân cần đi khám và kiểm tra ngay để chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời. Tránh nguy cơ biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng.

2.2. Bệnh cúm gia cầm H5N1 có thể gây ra những biến chứng gì? 

Nếu không được điều trị hoặc can thiệp muộn, bệnh cúm gia cầm H5N1 có thể dẫn đến những nguy cơ biến chứng sau:

  • Bội nhiễm tai mũi họng - tỷ lệ cao đối với trẻ nhỏ.
  • Tổn thương các cơ quan trong hệ hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản.
  • Suy đa tạng: suy gan, thận, não, suy giảm hệ miễn dịch do giảm mạnh số lượng bạch cầu trong máu.
  • Các biến chứng khác: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm màng não lympho, phù não, đông máu nội mạch rải rác,...

Bệnh cúm gia cầm H5N1 có thể lây từ gia cầm sang con người

Bệnh cúm gia cầm H5N1 có thể lây từ gia cầm sang con người

3. Cách chăm sóc và điều trị bệnh cúm gia cầm H5N1 

3.1. Điều trị bằng thuốc

Hiện nay, Thuốc kháng virus Oseltamivir (Tamiflu) đang là loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh cúm gia cầm H5N1. Nhưng với điều kiện là ngay từ khi xuất hiện các dấu hiệu của cúm trong vòng 48 giờ đầu tiên, người bệnh phải dùng thuốc càng sớm càng tốt. 

Nếu Tamiflu không đem lại hiệu quả khả quan, bệnh nhân có thể chuyển sang dùng Zanamivir (Relenza) để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa nguy cơ biến chứng. 

Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt cao trên 38 độ C kèm theo ho nhiều thì có thể dùng Paracetamol. Còn những bệnh nhân bị ho khan mức độ nhiều thì chỉ nên sử dụng Codein để điều trị. Ngoài ra, ở những ca bị cúm A/H5N1 diễn tiến nặng, có nguy cơ bị sốc nhiễm khuẩn thì sử dụng corticosteroid.

Cần lưu ý rằng các loại thuốc thuộc nhóm salicylate (điển hình là aspirin) tuyệt đối không được sử dụng để hạ sốt do mắc cúm. Bởi vì loại thuốc này có tác dụng phụ là gây ra hội chứng Reye với diễn tiến nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Khi dùng các loại thuốc nêu trên, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

3.2. Cách chăm sóc bệnh nhân bị bệnh cúm gia cầm H5N1

Bệnh cúm gia cầm H5N1 có thể điều trị tại nhà nhưng đây là đối với trường hợp bệnh nhẹ. Còn những người bị nặng thì cần phải nhập viện để được can thiệp y tế, chăm sóc, theo dõi để phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra mà không thể xử lý được tại nhà.

Đối với những bệnh nhân điều trị tại nhà, cần lưu ý:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng hay vận động mạnh. 
  • Phòng ốc đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, nhiệt độ phòng không nên để quá nóng hay quá lạnh.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: nên ăn những món mềm, dễ tiêu, uống nhiều nước, không ăn đồ lạnh vì sẽ làm viêm họng và khiến bệnh lâu khỏi.
  • Sử dụng thuốc xịt mũi hàng ngày để vệ sinh mũi, ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Sát khuẩn họng miệng bằng dung dịch nước muối pha loãng. Duy trì thói quen vệ sinh họng 2 - 3 lần/ngày. Điều này sẽ giúp giảm bớt triệu chứng viêm và đau rát họng.

Khi bị cúm gia cầm, hãy nghỉ ngơi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Khi bị cúm gia cầm, hãy nghỉ ngơi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Hiện nay thế giới vẫn chưa nghiên cứu thành công vắc xin phòng ngừa bệnh cúm gia cầm H5N1. Tuy nhiên bạn có thể thực hiện tiêm phòng các chủng virus cúm A khác để đề phòng sự lây lan của virus cúm, đồng thời cũng là cách giúp phân biệt virus H5N1 với loại virus khác.

Nếu bạn chưa lựa chọn được địa chỉ y tế tiêm phòng cúm phù hợp thì MEDLATEC là một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. Không chỉ là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ tiêm phòng chất lượng. Mọi vắc xin đều được MEDLATEC nhập khẩu và bảo quản theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Các bác sĩ thực hiện  tiêm chủng đều là những người giàu kinh nghiệm và tận tâm. Do đó khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ tại MEDLATEC.

Để được tư vấn chi tiết hơn, mời quý khách hàng vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo hotline: 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.